top of page
  • Nguyen Hoang Duc

ĐỊNH MỆNH NGANG TRÁI VONG THÂN NHẤTNHÂN LOẠI: CÁ NHÂN VÀ QUỐC GIA

Đã cập nhật: 22 thg 5, 2023


Các triết gia tổ phụ loài người thuộc Hy Lạp cổ đã đặt nền tảng: Hạnh phúc là điều hiển nhiên nhất của mỗi con người! Nhưng chúng ta buộc phải chấp nhận cái tiên thiên hơn thế: Có con người thì mới có hạnh phúc. Vì thế cuộc sống cũng như tồn tại của mỗi con người phải là cái xuất hiện trước hết và đầu tiên nhất?! Cũng có nghĩa: không có con người cá nhân thì cũng không thể bàn đến hạnh phúc, đau khổ, cũng như định mệnh của anh (chị) ta?!


Mỗi đứa trẻ được sinh ra nghĩa là hiển nhiên bao gồm một “đơn vị sống của con người”. Và theo luật định của tạo hóa mà các tôn giáo và học thuyết, bây giờ là Liên Hiệp Quốc công nhận: đứa trẻ không chỉ có quyền sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc, mà cả quyền tự do - bình đẳng bất khả nhượng nó cho bất cứ ai dù là cá nhân, tổ chức hay nhà nước!


Nhưng trớ trên thay, đằng đẵng chiều dài lịch sử loài người được chứng kiến con người cá nhân chỉ là thứ bọt bèo bị hệ thống cai trị nghiền nát như những vô lại vô danh lát đường, chẳng hạn có vua chúa Tàu lừa cả ngàn mạng người chết theo công chúa để nàng đỡ thui thủi chết mà không có linh hồn bầu bạn, Hòang đế Nê-rông đốt cháy cả kinh thành La Mã kỳ vĩ nhất thế giới chỉ để ôm đàn tìm hứng đọc một bài thơ, Thống chế Hitler thiêu cả triệu người Do Thái trong những lò sát sinh, hay chính quyền thậm xưng cách mạng đỏ Tàu Cộng dùng xích xe tăng cán xay thịt hàng ngàn sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn trong sự kiện 04/6/1989…


Cá nhân kỳ thực là một “từ sang trọng” chỉ xuất hiện rất muộn mằn ở thế kỷ 20, trước đó dân chúng chỉ là những thảo dân không có quyền sống, mà toàn bộ quyền sinh – quyền sát, cho sống thì được sống, bảo chết là phải chết, như câu “lập hiến” của phong kiến Trung Quốc “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung; phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” tức: Vua xử bề tôi chết, bề tôi không chết là bất trung, cha xử con chết, con không chết là bất hiếu. Sự thật này đã được triết gia Đức Ficht lột tả trong danh ngôn “Lịch sử của nhân loại là các cuộc đấu tranh giành tự do và là cuộc thăng trầm của những đấu tranh đó!”


Đấy là đặc trưng, là mối tương quan nhị nguyên như bé và to, cục bộ và quốc gia, giữa cá nhân với nhà nước. Cuộc sống của cá nhân bị kiểm tra, bao vây, o bế và tàn sát đến mức: ở Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã từng bắt nông dân vào nhà ăn tập thể húp cháo loãng, sau đó đêm đêm cho hồng vệ binh đi rình mò xem nhà nào nổi lửa nướng cóc nhái bèn xộc vào bắt rồi càm tù hay thủ tiêu, kết quả dân đói chết như rạ đến vài chục triệu, đến mức ông bà ăn thịt cháu, bố mẹ ăn thịt con… thật là xấu xa quá sức tưởng tượng…


Nhưng dù lịch sử có thê lương đến đâu, thì con người cá nhân luôn luôn là tế bào của mọi nhà nước. Chúa Jesus có nói “Vì con người nghĩ ra ngày sa-bát, chứ không có chuyện vì ngày sa-bát nghĩ ra con người.” Điều đó cũng tương tự, vì con người làm ra quốc gia, chứ không có chuyện vì quốc gia làm ra con người. Quốc gia không cách gì làm ra cũng như đẻ ra con người cả. Mà chỉ có một cách duy nhất, con người được bố mẹ mình sinh ra, nói vắn tắt là: con người đẻ ra con người. Và quốc gia cũng như bởi pháp luật mới có quốc gia được con người dựng nên để bảo vệ mình. Bởi nếu không có pháp luật thì: kẻ lớn bắt nạt người bé, người già ăn hiếp trẻ con, đàn ông đè nén đàn bà, người khôn lừa người dại… Vì thế con người sống trong cộng đồng cần xây lên một quốc gia có pháp luật để bảo vệ những ai thấp cổ bé họng. Con người muốn sống phẩm giá con người thì phải vươn đến tự do, chứ không thể sống nơm nớp như cừu sợ sói vồ lúc nào không biết. Và nhà tư tưởng Mỹ Emerson nói “Tự do căn bản giành cho kẻ yếu, chứ không phải thứ tự do của sói mặc sức lăn vào bầy cừu vồ xé.” Nhà nước và quốc gia có pháp luật chính yếu là để ngăn cản kẻ xấu, kẻ dữ để bảo vệ những người yếu ớt.


Nhưng đây chính là khúc quanh bi thảm nhất của lịch sử. Khi nhà nước tập trung quyền lực trong tay, quyền lực đó được thể chế hóa bằng pháp luật, nó trở nên mạnh vô song so với mọi cá nhân. Và nếu nhà nước đó không đứng về phía công bằng để bảo vệ người yếu, mà lại tụ tập kẻ xấu, kẻ ác để ức hiếp dân lành, thì là một bi kịch mang khuôn mặt con người hay giá trị nhân văn thật biến dạng và khinh khủng. Bởi vì pháp luật như mục đích ban đầu là dựa vào công lý để bảo vệ người yếu, nó lại hợp tác và đồng lõa với kẻ xấu để chống lại người hiền lương.


Người Việt nói “Quan nhất thời, dân vạn đại”, đủ thấy người ta đề cao phẩm giá con người thế nào. Nếu đọc ca dao tục ngữ Việt Nam, kể cả các nước, sẽ thấy: chỉ có mấy câu giành cho quan như “vua nói oan, quan nói hiếp”, “miệng quan trôn trẻ”, hay “bộ binh, bộ hộ, bộ hình/ ba bộ đồng tình bóp vú con tôi”… Còn lại là cả ngàn vạn câu khuyên dạy người ta có phẩm giá làm Người.


Xin cám ơn!

Paul Đức 05/9/2019

1 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page