top of page
Nguyen Hoang Duc

VI-RÚT CỦA THƯỢNG ĐẾ XUNG KÍCH CUỘC CHIẾN TÂM LINH?!

Đã cập nhật: 22 thg 5, 2023


Trước năm 2000, nhiều chuyên gia đã cảnh báo về cuộc chiến tâm linh của thế giới: Thiên niên kỷ thứ ba, nhân loại sẽ diễn ra cuộc chiến dữ dội chưa từng có của tâm linh. Lời cảnh báo vẫn chưa ráo mực, thì ngày 11/9/2001, đúng năm đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba, tổ chức khủng bố al-Qaeda, thuộc Hồi Giáo đã cướp 4 chiếc máy bay chở khách lao vào 2 tòa tháp đôi ở New York và tòa nhà quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington D.C làm chết gần ba ngàn người… đó chẳng phải một thực chứng quá sớm sủa cho cảnh báo trên sao?!


Và tiếp theo là dịch viêm phổi cúm Vũ Hán, bây giờ được Tổng thống Mỹ gọi thẳng là “Cúm Tàu” hay “Vi-rút Tàu” (Chinese virus), diễn ra cuối năm 2019 bị Trung Quốc gian lận và ém nhẹm thành 2020. Chúng ta hãy nhớ cơn mưa rào và mưa đá đêm giao thừa Canh Tý (2020) ở Việt Nam, dường như là bằng chứng của trời đất tức khí mà nổ sấm gieo mưa. Tại Vũ Hán thì sấm chớp và mưa gió cùng những đàn quạ đen bay rợp trời còn là dấu hiệu tức khí hơn nhiều.


Vậy, tôi nghĩ đây là lúc, chúng ta nên bàn đến một cuộc chiến của tâm linh khác?! Một cuộc chiến tranh vi trùng đã diễn ra hiện đã lây lan hầu hết thế giới với gần hai trăm nước và vùng lãnh thổ bị nhiễm bệnh và chết chóc, có qui mô dường như chưa từng có trong lịch sử hiện đại (trong vòng vài trăm năm nay), chẳng lẽ không dạy chúng ta một bài học nào, cũng như không để lại cho nhân loại ý nghĩa gì?!


Văn hào Shakespeare nói: “Cái gì phải đến sẽ đến, cái gì xảy ra nó sẽ xảy ra”. Chỉ có điều, cái xảy ra kinh khủng đó lại diễn ra “ở nơi mà nó phải xảy ra” là thành phố Vũ Hán của Trung Quốc. Trái khoáy và oái oăm thay, tại sao nó không chọn nơi nào đó để xảy ra mà lại xảy ra đúng vào Trung Quốc một cường quốc đang lên như diều gặp gió?! Người Việt có câu “chỉ tận tay day tận mặt”, tức là cái diễn ra ở đâu là bằng chứng không chối cãi nổi của việc “ăn gian nó giàn ra đấy”. Những vết ố trên mặt con cái, đâu chỉ có gen máu xấu, mà dường như nó chứng tỏ sự ô trọc của thế hệ cha mẹ nên bắt con phải chịu di chứng nhân – quả?!


Luật sống và tồn tại quan trọng bậc nhất thế giới là CÔNG BẰNG. Vì Thiên Chúa cũng đã xác định “Việc đầu tiên hãy sống công chính, còn mọi thứ Ngài sẽ thêm cho!” Cuộc sống nếu không có công chính, tức công lý hay công bằng thì sẽ không tồn tại, nói gì đến những thứ thêm vào?! Việc này, đã được ông tổ của triết học Socrate xác định rất kỹ trong buổi ban mai triết học: tất cả cái gì không cân bằng thì đều sụp đổ!


Một cái thuyền, ngồi không cân hai mạn sẽ lật, vì vậy khi leo lên thuyền nhỏ hay chất hàng trên tầu lớn người ta đều bố trí cân trọng lượng hai bên mạn. Nhưng đấy mới chỉ là cân bằng về trọng lượng, thân xác hay thể chất. Còn một cân bằng nữa hay mở rộng là cân bằng toàn thể, tức cân bằng giữa thể xác và linh hồn. Triết gia Aristote đã tóm bắt thế này: “Một cuộc đời hạnh phúc là một tinh thần mạch lạc trong một thể xác tráng kiện”. Nếu không có cân bằng này người ta chỉ là thứ bị thịt phàm phu tục tử?!


Cân bằng trong thiên nhiên là gì? Các nhà bác học Anh nghiên cứu, nếu cứ sức ăn của sâu bọ ở một sân vận động, thì chỉ trong ít ngày, chúng ăn trụi cả thế giới, nhưng may thay lại có những con nhện ăn những con sâu này… Linh hồn là gì? Triết gia Platon là người đầu tiên nghiên cứu về linh hồn có tính chất cụ thể. Ông nói; khuôn mẫu của vật thể như giống - loài - loại, chính là linh hồn sơ khảo đầu tiên. Chẳng hạn chúng ta ăn một cái bánh trung thu. Cái bánh được làm theo khuôn hình, khuôn hình đó đặt tên và làm ra đặc trưng của cái bánh, đó cũng là ý tưởng của nhà sản xuất áp định lên cái bánh. Khi ta nhai cái bánh, nuốt trôi… nhưng ta không hề nuốt khuôn hình nào cả… cái bánh và cả khuôn hình đã bị nuốt trôi, nhưng cái khuôn ở xưởng bánh vẫn còn, và người ta vẫn làm ra những chiếc bánh mới y như trước… đó là linh hồn đó, nó bất tử, vì ngay cả khi những cái bánh bị ăn hết thì cái khuôn hình vẫn còn.


Một chiếc ly hay chai có dung tích nửa lít, được đo bằng không khí chứa trong ly đó. Ta có thể đựng nước, chè, hay rượu, cả nước mắm… thì là cách ta đã dùng nội dung – cũng là dung tích của nó… cái dung tích không khí trong cốc không bao giờ là đồ nhựa, thủy tinh hay sứ… chính vì thế cái cốc hay cái chai mới có giá trị theo dung tích. Khoảng không trong chiếc ly là phi vật chất, không bao giờ bị giết, cho dù cốc có vỡ, và ta hãy coi đó được làm theo cùng khuôn mẫu, và cũng là một trạng thái của linh hồn.


Đến đây chúng ta đã biết giá trị mật thiết và tiên quyết của cái vật chất như chất liệu nhựa, gốm, thủy tinh, pha lê, hay đồng… liên quan mật thiết với cái phi vật chất là khoảng không dung tích của nó. Liên quan đến mức: không có khoảng không dung tích đó, chiếc bình bị thủng chẳng hạn, thì vật chất chỉ còn là đống ù lỳ sơ cứng không tác dụng.


Một chiếc cốc chứa không khí ư? Không! Không khí là hòa đồng cả vũ trụ này. Khi ta vặn vòi nước, thì vòi thực ra làm gì có nước mà đó là nước lọc từ nhà máy chảy đến, từ nhà máy ư, không, từ mạch ngầm, từ dòng sông, từ nguồn hang núi, từ mây trời, và cả cái cao hơn mây… một chiếc cốc coi như là một thể xác rất nhỏ đã liên đới với cả vũ trụ rộng lớn.


Trung Quốc cộng sản theo duy vật giống như chiếc cốc chỉ ngắm nghía đống vật liệu mà thèm khát ta sẽ làm ra nhiều cốc hơn, rồi làm cốc to hơn… rồi đắc chí hơn ta sẽ đi múc nhiều thứ… Nhưng khi chỉ biết ham hố vật chất mà không cần đếm xỉa đến sự cân bằng của linh hồn cũng như những giá trị phi vật chất có liên quan, mà đến lúc Trung Quốc phải nhận luật cân bằng như cúm Vũ Hán. Trung Quốc đã từng gieo rắc những tội ác bạo lực như đàn áp Tây Tạng, Tân Cương, rồi chính tại quảng trường Thiên An Môn ở ngay thủ đô Bắc Kinh, mổ cướp nội tạng sống cua Pháp Luân Công… chẳng lẽ họ có thể cứ vô thần mà đắc chí bất kể đến giá trị nhân đức mà tạo hóa hằng ôm ấp là Đức Hiếu Sinh?! Người tàn phá đức Hiếu Sinh của vũ trụ, chẳng lẽ Càn Khôn lại để yên?! Người ta nên biết “khôn ngoan không lại với trời” chứ, có tí vật liệu ở trong tay (mà vật liệu cũng là của tạo hóa) sao lại đòi đắc chí vô thiên, vô đạo, vô đức, vô thần đòi cai trị nhân loại và vũ trụ?! Chính người Hoa có câu “Có lý đi khắp thiên hạ, không có lý không đi quá một bước chân”.


Cái gì phải đến sẽ đến! Và nó đến nơi cần phải đến là Vũ Hán – Trung Quốc. Tàu cộng loay hoay đòi đổi tên để xóa dấu vết hay thay đổi lịch sử ư làm sao thay đổi được sự thật vì có danh ngôn: Người ta không thể nào thay đổi sự kiện mà chỉ có thể thay đổi ý kiến về sự kiện thôi. Cậy nước lớn và bộ truyền thông khổng lồ ư, làm sao đòi thay đổi sự thật dù là nhỏ nhất?!


Paul Đức 23/3/2020


2 lượt xem0 bình luận

留言


bottom of page