Tôi viết bài này nhờ học vấn, khả năng suy lý, trải nghiệm cá nhân bao gồm cả thành tựu đã đạt được. Riêng về lý luận phê bình, thơ và trường ca, truyện ngắn (chưa kể các sáng tác loại hình khác) tôi có thể ứng cử chưa tìm thấy mấy người khả sánh – khả đọ.
1- Học vấn: Có câu “không thầy đố mầy làm nên”. Người Hoa nói “lúc nhỏ không học lớn lên chẳng biết làm gì!” Nhà văn Nguyễn Công Hoan nói “anh đi buôn mà không có vốn anh buôn cái gì?” Muốn nói, anh không có học, thì làm gì có vốn để viết văn.
2- Trong hội hoạ hay âm nhạc, hoặc thơ lèo tèo mấy câu có thể có thần đồng. Nhưng văn học không thể có. Người ta vẫn nói “Văn học là nhân học”, tức là con người văn học phải trải nghiệm ái ố hỷ nộ, nó cần thời gian trải nghiệm, lớn theo từng trải cuộc sống, chứ không thể là cảm xúc thuần khiết nhỏ bé mà đòi thần đồng, vụt cái ăn ngay. Ở Việt Nam, có mấy thí dụ điển hình: Trần Đăng Khoa thần đồng thơ, lớn lên thành công nhất là lấy vợ đẻ con, chứ thành tựu thơ không cách gì trưởng thành?! Nguyễn Huy Thiệp rất nổi tiếng về truyện ngắn nhưng học hành văn hoá vừa phải (tốt nghiệp đại học) nên vừa bước lên tiểu thuyết mini như “Tiểu Long nữ” liền rụng hết độ cao. Nguyễn Quang Thiều mới đầu tưởng cách tân đưa gái quê lên cao tốc – những cô đánh giậm đi thành hàng một bên đại lộ (?) nhưng cuối cùng vẫn chỉ là vườn ao chuồng với những ốc sên, kiến bò qua bàn tiệc, con bống đen đẻ trứng, hay tôi khóc mùa rau khúc, cái quê mùa đầu tiên tươi tắn, nhưng cái quê sau – quê kềnh kệch…
3- Bằng cảm xúc người ta chỉ có thể sáng tác mấy ca khúc, gọi là viết bài hát (song writing), nhưng không học phối âm, phối khí không cách gì viết được giao hưởng. Viết bài hát ngắn tũn chỉ cho một người ca không thể sánh với nhạc sĩ soạn nhạc (composer) sáng tác cho hàng trăm cây đàn và giọng hát?!
4- Cảm xúc tốt: nó nhạy cảm như những ăng ten trên nóc bộ tham mưu. Bộ tham mưu chỉ có thể làm việc khi những ăng ten này truyền tín hiệu rung cảm về!
5- Nguyên lý vĩnh cửu của mỹ học và mọi thứ ở đời là CHÂN THIỆN MỸ. Không bắt nguồn từ những sự kiện đời sống hay còn gọi là thực tại thì không thể viết văn. Sau đó không có Tâm cảm thời đại càng không thể viết văn!
6- Nhân lõi của văn chương là cốt truyện theo triết gia Aristote là “Cốt truyện” (story). Muốn có cốt truyện thì phải có sự thiết kế của cấu trúc lý trí. Muốn có lý trí thì phải có học, triết gia Kant nói “giáo dục là lý trí!”
7- Hegel nói “Không có đam mê người ta không làm nên cái gì vĩ đại!” Vì thế tầm vóc tài năng xuất chúng phải được gieo men từ đam mê thần thánh.
8- Bản lĩnh: Ngựa hay phải chạy đường dài. Triết gia Nietzsche nói “Không phải đam mê làm nên thiên tài, mà là sự kéo dài của đam mê đó!” Người Việt nói chung chỉ có vài cảm xúc vặt vãnh yếu ớt, mới chọc ngoáy được vài bài thơ đã phải nhảy nhót sang vẽ vời, khi giới thiệu không biết anh này là thi sĩ hay hoạ sĩ, nói chung là nôm na, dở ông dở thằng. Nhà thơ Lê Đạt viết: “Chán nản như giữa đường tranh đấu Chẳng còn tin vào lý tưởng của mình”
Thiên phú ư ? Người Việt nói “có chí thì nên” con dao cùn vì không sợ mẻ, nó quăng quật chặt cây chặt đá, khai hoá bao nhiêu đất, sắc như dao cạo có khi chỉ cạo mấy sợi râu?! Nhà văn mà sự kiện – sự thật không nhói tim mình, cảm xúc không dạt dào thường trực, lý trí không xăm soi xuyên thủng và luôn đòi kiến thiết những khung vòm, lương tri không thao thức thủng màn đêm đòi ánh sáng, cứ luẩn quẩn đòi gieo vần vài câu nhàn nhạt vo ve dấu cơ quan xin thẻ hội và giải cò con để thì thào nơi gốc cây hay quán nhậu… thì viết văn cái gì?
Nhân đây, giờ tôi đã rất am hiểu trình độ văn thơ quê nhà, tôi xin ứng cử tiếp chiêu bất cứ cây bút nào có ý muốn phê bình, đánh giá, phán xét hay đọ văn thơ với tôi không. Tôi nói vậy vì không muốn nghe những văn chương rỉ tai chọc sàn đánh lén trong màn the. Mời các vị đã có tài thì có gan nhé. Xin cám ơn!
Paul Đức 09/6/2022
Comments