Một cái cây vươn lên cao phải có những cành ngang xung quanh làm kết cấu cân bằng. Một cái nhà tồn tại phải có cột đứng và kèo giằng ngang. Một bầy ong hay kiến cũng như ổ côn trùng sống sót được là phải có tổ chức và tôn ti trật tự. Vậy thì một quốc gia muốn tồn tại đúng nghĩa phát triển và tiến bộ thì phải có tổ chức của lý trí – biến thành văn hiến. Người Hoa có câu “Quốc có quốc pháp, gia có gia qui”. Tức là; quốc gia phải có pháp luật, và gia đình phải có qui tắc.
Quốc gia Venezuela mới học đòi theo chủ nghĩa xã hội ít năm, bạo quyền lên ngôi, nợ xấu chồng chất, người dân phải móc rác mà ăn, tạo ra các cuộc di dân chạy trốn nhiều triệu người, thảm khốc thê lương chưa từng thấy.
Quay lại sớm hơn một chút. Người dân Đông Đức chỉ cách Tây Đức một bức tường, vậy mà họ dán mắt vào bức tường nhìn sang Tây Đức như nhìn một thiên đường có mức sống gấp chục lần mìnkh. Còn Dân Nam Hàn chỉ hai chục năm phát triển tư bản chủ nghĩa đã vươn lên tốp mười thế giới; trong khi đó Triều Tiên, dân chúng phải ăn cả cỏ…
Chính trị là một vấn đề xã hội phức tạp nhất của một quốc gia, càng diễn giải kỹ lưỡng càng gây khó hiểu. Vậy hôm nay tôi xin chỉ trình bày một việc.
Vấn đề quốc gia có hai thứ chính yếu: 1 – Quyền Pháp lý. Một cô cảnh sát nhỏ bé tuýt còi, bắt cả dãy đàn ông lực lưỡng phải đứng lại trình giấy tờ. Đó là quyền lực của pháp lý, chứ không phải quyền sức lực nơi cô gái.
2- Quyền lực cơ bắp. Đó là quyền lực sức mạnh cơ bắp nghĩa đen theo lối vũ phu kiểu: “ba đánh một không chột cũng què”.
Tại sao xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ cách dây chuyền? Vì họ theo đuổi đấu tranh giai cấp cũng như quyền lực cơ bắp, mà không theo đuổi quyền pháp lý. Một quốc gia mà không có pháp lý, sao thành quốc gia?! Vì thế phải nói: chủ nghĩa xã hội là sự thụt lùi lớn nhất trong lịch sử nhân loại bởi vì nó chuyển hóa giật lùi từ quyền pháp lý thành quyền cơ bắp. Chính Mao Trạch Đông đã nói: “Chúng ta theo Nhân trị mà không phải Pháp trị, nghị quyết của đảng là pháp luật”. Rồi ông còn nói: dăm bảy năm chúng ta phải khơi nên một phong trào để kích thích dân chúng.
Than ôi, xưa nay ngôi nhà muốn vững thì phải bình yên, nếu lay liên tục thì sao đứng vững. Cuộc đời con người lấy bình an và hòa bình là nền tảng lại cứ đòi kích thích để dân chúng lăn xả vào đấu tố chém giết nhau thì làm sao hạnh phúc. Nhân trị là gì? Là theo pháp luật bụng, muốn làm gì thì làm, vì thế Mao còn cho hồng vệ binh đi lùng sục rình mò xem nhà nào có khói bốc lên, tức không chịu chấp hành tuyệt đối ăn cháo loãng ở nhà ăn tập thể, bắt bớ, giam cầm…
Ở nước ta hiện nay, các cơ quan pháp luật cũng đang làm cách tương tự, tức từ bỏ quyền hiến pháp, biến nó thành quyền lực nghĩa đen như cướp đất dự án, mua một bán một ngàn, dựng BOT bẩn chặn xe kiếm tiền tươi, tăng giá xăng, tăng giá điện lũy kế, bắt trẻ con học thêm, học những bài vô bổ… nhiều lắm… Tất cả là cậy quyền cơ bắp “ăn tươi nuốt sống” người dân, chứ không phải dùng nhà nước pháp lý để bảo vệ dân, cũng như làm cho dân giàu nước mạnh…
Triết gia Hegel, thầy dạy phép biện chứng của Các-mác nói “Cái gì hợp lý cái đó tồn tại, cái gì tồn tại cái đó hợp lý”. Một nhà nước là tổ chức quốc gia pháp lý lại lạm dụng và cư xử như một thứ quyền lực nghĩa đen thì kết quả sẽ ra sao. Mong chính quyền cần nhìn lại!
Paul Đức 16/5/2019
댓글