top of page
Nguyen Hoang Duc

THAM DỰ VÀO SỰ KIỆN THI HÀO NGUYỄN DU NÊN XẤU HỔ VỀ "MẶC CẢM ĐẠI BIỂU" CỦA THIÊN TÀI VĂN HỌC

Có nhiều cường quốc lớn nhưng không phải cái gì cũng lớn, dễ hiểu như Mỹ là cường quốc kinh tế, khoa học… nhưng không phải là cường quốc của bóng đá, trong khi đó Uruguay chỉ có vài triệu dân đã 4 lần vô địch thế giới ( 2 world cup, 2 Olympic), cũng không phải cường quốc về triết học, thời khai mào rất muộn của triết học Mỹ, các hiền triết lớn như nhà tư tưởng Emerson muốn tham dự câu lạc bộ Siêu hình học, thì phải đăng ký bên châu Âu, vì Mỹ không có. Dân tộc Thụy Sĩ chỉ có vài triệu người cũng lừng lững là một cường quốc yêu công lý, chẳng hề sợ bất cứ thế lực nào sẵn sàng là nơi trú ngụ cho những người công chính bị săn đuổi, các dân tộc Bắc Âu cũng chỉ một nhúm dân – bằng số người tỉnh lẻ nơi khác nhưng là cường quốc của nền lập hiến kiểu mẫu, trong khi các sắc dân đông cả trăm triệu, cả tỉ chỉ là thứ lê la bê tha dặt dẹo buông thả như thú hoang trong rừng rậm…Có một quan điểm tầm vóc cường quốc phát kiến: Anh và Đức là hai cường quốc đều chia sẻ hoàn cảnh một ngôi sao cho cả bầu trời văn học. Ở Anh là văn hào Shakespeare, ở Đức là Goethe.


Tại sao? Tôi xin đưa ra vài lý do căn bản. Nước Anh tất nhiên là cường quốc hàng hải, kinh tế và công nghiệp, có những tên tuổi khoa học rất lớn như Newton hay Bacon, nhưng tiếng Anh không được đề cao lắm về mặt phẩm tính. Nghe nói, tại Tòa Thánh Vatican tiếng Anh bị cấm dùng trong thư khố, vì bị coi là thấp hèn (rẻ tiền). Tiếng Anh với kiểu ghép giới từ vào động từ làm thay đổi nghĩa của động từ chính, là một lối tiện ích nhưng tùy tiện – nó cũng đúng hoàn cảnh của Anh Quốc là một hòn đảo hoang dã có nhiều thủy thủ, lang thang, ăn nói lê la. Người Pháp nói về tiếng Anh thế này: “Bạn yên tâm, tất cả những động từ ngoại lệ của tiếng Anh không khó bằng một động từ trong lệ của chúng ta” (Thí dụ: động từ Go, bạn chỉ cần học quá khứ Went và phân từ quá khứ Gone). Trong mấy thế kỷ người Pháp thống trị nước Anh đã tạo ra 2 hệ thống danh từ. Người quí tộc gọi tên các danh từ bằng tiếng Pháp, còn nông dân gọi bằng tiếng Anglo-Saxon. Cuốn Robin Hood đã tả rất kỹ điều này. Nhà văn Áo Stefan Zweig đã nói về văn chương Anh Quốc rằng: một thứ văn chương thô lậu, trẻ con, bồng bột… (hết trích) với những cuốn còn hoang dã lắm như “Đồi gió hú” hay “Hội chợ phù hoa”…


Nước Đức là cường quốc của triết học, công nghệ chính xác, và âm nhạc… nhưng văn chương thì cũng khó thoát khỏi cảnh hiếm hoi “một ngôi sao cho cả bầu trời”. Nước Đức quá nổi tiếng với 2 cuộc gây chiến: Chiến tranh thế giới I và Chiến tranh thế giới II. Nước Đức cũng nổi tiếng về sự thiếu đói cũng như gây hấn bởi chính sự thiếu thốn đó. Ở những vùng đất nghèo ngôn ngữ thường cắn cảu, như câu nói: “Tiếng Pháp để nói với bạn bè, tiếng Tây Ban Nha để cầu nguyện, tiếng Ý nói với người yêu, còn tiếng Đức nói với kẻ thù”. Có phải vì thế mà văn chương Đức cũng xơ cứng như tiếng nói cắn cảu chăng???


Mặc cảm đại biểu là gì? Tôi đã từng bàn. Đàn bà cãi nhau với đàn ông, họ có thể nói: “Này đừng khinh chúng tôi chân yếu tay mềm, đàn bà chúng tôi có cả thủ tướng Đức là bà Merkel đấy!” Vậy thì những bầu trời văn chương chỉ có một sao thay thế cả bầu trời như Anh hay Đức, họ có thể tuyên ngôn mặc cảm văn chương tương tự: “Này đừng đùa nước tôi có Shakespeare (hoặc Goethe) chẳng viết văn sao?!”


Giờ đến văn chương chỉ có thơ phú lèo tèo cảm xúc của chúng ta. Chẳng phải chỉ có một Nguyễn Du cùng tập "Truyện Kiều" là một đại dương phủ sóng lên tất cả các lau lách lè tè sao? Nguyễn Du vĩ đại, chúng ta hãy cùng công nhận trắng phớ như thời ông không có ai cao chất ngất như ông! Ông là bất sánh! Là vô đối! Nhà quán quân không có đối thủ cạnh tranh! Nhưng ông viết nhân danh cái gì? Chẳng phải ông viết như một tác giả du lịch xa xứ sao?! Không phải ông đã kể về một vùng đất không phải quê mẹ mình “rằng năm Gia Tĩnh triều Minh” ư?! Mà văn học mất gốc thì ai coi đó là văn học quê hương?! Hồng Đào đem từ Nhật về Việt Nam thì nó thành đào Nhật Tân là cùng chứ sao thành Hồng Đào Nhật?! Mà Nguyễn Du bệ gần như tất cả cái hay cái tốt của Thơ Đường vào như “cỏ non xanh tận chân trời/ cành lê trắng điểm một vài bông hoa” hay “Dưới cầu nước chảy trong veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha …”


Dù Nguyễn Du có vĩ đại, nhưng ngày xưa ông làm gì có máy bay mà đi?! Xưa ông có thể ngồi thuyền rồng, chứ làm sao nhìn thấy hàng không mẫu hạm?! Truyện Kiều ông viết cũng quanh quẩn trướng phủ màn che bên thị trấn ao chuôm với những tay thư sinh Kim Trọng nửa quê nửa tỉnh, ghen gió hiu hiu như Hoạn Thư, rồi Tú Bà đưa người cửa trước rước người cửa sau, Hồ Tôn Hiến mặt sắt cũng ngây vì tình, rồi Từ Hải giặc cỏ…


Nhưng chúng ta hãy nhìn cuộc đời đã đảo lộn thế nào? Mới đây, khi Taliban vừa cướp được chính quyền nhà nước Afghanistan đã ra một đạo luật cho phụ nữ: trong nhà cũng phải mặc kín mít từ đầu đến chân, không được vào nhà tắm công cộng, không được bôi móng tay – chân… Tóm lại phụ nữ không được coi như con người!


Phương Tây giải phóng đàn bà để làm gì? Để được hưởng thụ nhiều hơn về đàn bà chứ sao! Nếu đàn bà hở cổ thị giác của ta được hưởng cổ, nếu đường kéo lượn qua vứt bớt vải ở hông ta được thấy vòng ba lấp ló, còn không gian từ bàn chân dâng lên ăn cụt ống quần thị giác ta được chứng kiến nhiều cặp giò thừa vẻ đẹp và quyến rũ cạnh tranh với cái đầu xinh xắn của nàng.


Lịch sử đã lật trang! Thời Nguyễn Du chỉ thấy cung tên làm sao thấy khẩu súng lục! Khẩu súng nhỏ bé đó đã đi vào huyền thoại hiện đại. Xưa nay để bảo vệ danh dự cánh đàn ông thường đấu kiếm. Như vậy đàn bà cũng như trắng phớ hay không có bất cứ cơ hội nào về danh dự, vì chân yếu tay mềm ẻo lả làm sao đấu với đàn ông lực lưỡng lại còn giỏi về cung kiếm, quyền cước?! Nhưng không, khẩu súng ngắn ra đời, khiến một cô gái mảnh dẻ lanh lẹn ném thẳng đôi găng danh dự về phía kẻ vũ phu, và cuộc đấu bình đẳng như huyền thoại đầu tiên đã diễn ra giữa phái yếu và phái mạnh. Khi đàn bà mạnh, họ không làm con sen người ở trong tình yêu nữa mà họ làm bà chủ. Bà chủ trong cả khao khát và ước mơ. Đến lúc phái đẹp đứng thẳng nói không hề sợ sệt, ngay cả đó là khao khát ngoại tình:

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời Ái ân lạt lẽo của chồng tôi Mà từng thu chết từng thu chết Vẫn giấu trong tim một bóng người (Hai sắc hoa ti gon)


Thời Nguyễn Du dù có cả rừng đao biển kiếm nhưng không thể bói ra một khẩu côn bé tẹo mà phái đẹp có thể cầm và điểm hỏa! Còn bài thơ Hai sắc hoa ti gon, tôi cho rằng nó giống đỉnh tháp Ai Cập mà những bài tứ tuyệt hay bát cú tình ái xưa kia chỉ dám vo ve hay ngo ngoe lay động làm dáng dưới chân chứ hòng gì đòi rướn độ cao?! Thi hào Nguyễn Du đã làm xong việc của ông! Thế là đủ cho ông! Còn cho người khác là để học mà hiểu biết. Nhưng người khác không thể dùng Nguyễn Du làm mặc cảm đại biểu để phủi tay xuê xoa việc tự mình phải xây lên chính mình. Nếu trước kia thời Nguyễn Du có khoe thanh gươm báu và bút lông ngỗng quí thì giờ đây chúng ta khoe khẩu súng và bàn phím nối mạng toàn cầu.


Nhưng tiếc thay, đám bất tài cứ muốn ăn theo, muốn gia cố bồi đắp mãi tượng của cụ Nguyễn Du đòi ăn oản. Ăn oản cho mình đâu đã xong, đòi oản cho cả quê, cả cánh hẩu, và hội giả đò yêu cụ nữa… Đây rõ ràng là hội chứng mù thời đại! Giờ đã có máy bay, tầu vũ trụ, mạng toàn cầu… nhưng số này cứ giả đò “ôi cái bút lông và cây cung thời cụ Nguyễn mới đẹp làm sao!” Này xin nhắc các vị cố tình ăn rêu mốc hủ nho: cây cung và bút lông ấy chính Nguyễn Du đã tự bạch “rằng năm Gia tĩnh triều Minh…”


Paul Đức 25/8/2021

2 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page