top of page
  • Nguyen Hoang Duc

SUY NGẪM VỀ VIỆC ỨNG CỬ QUỐC HỘI

Quốc hội là cơ quan lập hiến cao nhất của một quốc gia, vì đó chính là cơ quan Lập Hiến duy nhât. Lý giải cho bách tính, dân trí thấp không phải là kỳ thị hay khinh bỉ, mà là tránh để người bên lề phải hay lề trái lừa bịp, rõ ràng là: Quốc hội là cơ quan làm ra Hiến pháp, từ Hiến Pháp mới có Pháp luật. Từ Pháp luật mới có quốc gia. Bởi vì: Không có Pháp luật sẽ không có quốc gia?! Mà chỉ là nhóm sắc tộc thổ phỉ?! Và khi nghĩ đến Lập hiến, Quốc hội và Pháp luật chứng tỏ đó là chính trị. Tức dùng cái chính đáng (không có gì chính đáng hơn hiến pháp) để trị dân.


Về chính trị, tôi có hai thái độ:

1- Đáng trọng: Vì chính trị nghĩa là lập hiến, rồi pháp luật. Nghĩa là có cái là công lý .

2- Đáng khinh: Vì đó chỉ là những dạng leo ghế tầm thường. Dù ngồi ghế cao vẫn chỉ là cái đầu của nô tài.


Tôi đưa ra quan điểm, coi như “thẳng mực Tàu đau lòng thước”, đẻ coi như soi chiếu vào ai đó hay vào chính mình không có thiên vị chủ quan?! Tôi ủng hộ và không có lý do gì không ủng hộ những hành động đòi công lý và dân chủ. Tôi đã bàn thảo cùng vài nhóm hoạt động, họ tự thú nhận, các loại phong trào ở Việt Nam đều đầu voi đuôi chuột, bởi vì mấy ngày đầu mọc ra xum xuê lắm, nhưng vài bữa sau thấy nổi cộm vấn đề háo danh, nào lên hình, nào lên ảnh, nào phát biểu… tất nhiên dục vọng cá nhân lúc đó lộ liễu, quay sang đề phòng nhau, và phong trào giảm sút.


Trong vài lần tranh luận, khi có vài anh muốn khoe công, nào chường mặt ra đường, nào bị đánh… tôi có bảo những việc bạn làm không sợ thiệt đâu, chúng sẽ vỗ vào thân bạn.

Tôi thấy các vị đó, da thịt có bầm dậm chầy xước nhưng đã được đền bù bằng giải thưởng quốc tế, được đi tham quan Âu Mỹ, giờ thì như người Việt nói “Thế gian chuộng của chuộng công/ Nào ai có chuộng người không bao giờ”, họ có vốn để ứng cử vào đại biểu Quốc hội, người khác và tôi thấy thỏa đáng, thế là cũng được đền bù đấy chứ?!


Ở đời người ta có quyền chính đáng đầu tư cho mọi việc. Có những người đầu tư cho chính trị để gặt hái chính trị, đó cũng là lẽ thường. Không có gì đáng trách cả!

Nhưng tôi muốn thông điệp cho các bạn hình ảnh sau đây. Thánh Gandhi ở Ấn Độ đi diễu hành cùng mọi người đấu tranh bất bạo động nhưng ông là một luật sư, vừa nghĩ ra phương pháp bằng cái đầu vừa hành động bằng chân tay.


Tôn Trung Sơn lãnh tụ của Trung Quốc vừa nghĩ ra chủ nghĩa Tam Dân vừa tiến hành 20 cuộc khởi nghĩa. Nghĩa là người ta cách mạng từ đầu đến tay chân. Còn mấy bạn xông pha hè phố của chúng ta, về công lao “nhà mặt phố” và tay chân, tôi rất cảm phục vì các bạn đã đổ mồ hôi và đôi khi cả máu … Nhiều bạn đã rất nổi tiếng về việc này. Nhưng các bạn nên nhớ một điều, việc làm của các bạn là của tay chân – xông pha hè phố, chứ không phải bộ não lập trình. Qua tiếp xúc tôi thấy có rất nhiều bạn trong đầu không thể hiện cái gì mới mẻ cả. Việc này không phải tôi võ đoán mà như bên trên tôi đã trình bày, hầu hết các phong trào ở Việt Nam chỉ được vài tuần là lộ ra trò mưu danh vặt vãnh.

“Phong độ nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi”, dù các bạn có chu du đường phố thì đừng có tưởng mình đã thăng hạng từ chân tay lên đầu não lập trình. Việc này hôm nay tôi khởi sự trao đổi và sẽ đối thoại đến tận cùng luôn.


Các bạn muốn xã hội tiến bộ ư, nhưng chính bộ não của các bạn không có gì tiến bộ thì làm sao có thể hy vọng ?! Vậy thì các bạn tưởng dạo phố vài hồi bằng thời gian của vài que kem chảy là có thể kiến tạo ra cuộc đổi mới di sơn đảo hải sao? Trong khi các bạn chỉ biết vung tay múa chân thì làm sao vẽ được bản thiết kế để xã hội đổi thay? Hay là mục tiêu thực sự của các bạn chỉ muốn và chỉ có thể làm “đít của mình được nâng ghế?” Việc này người Việt đã nói rồi, đừng có đòi thay chủ nhiệm, để rồi lại thấy cái đầu như cũ thực hiện cuộc chạy đua:

Mỗi người làm việc bằng hai Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe Mỗi người làm việc bằng ba Để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân Mỗi người làm việc bằng năm Để cho chủ nhiệm vừa nằm vừa ăn


Trí tuệ bạn có cái gì? Nếu chỉ lèo tèo vài cái ảnh, mấy vần thơ, thì liệu bạn có là một thứ chủ nhiệm biến tướng không?

Xin trao đổi cùng các bạn những điều đáng suy nghĩ. Xin cám ơn!

Paul Đức 11/02/2016




1 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page