top of page
Nguyen Hoang Duc

PAUL NGUYỄN HOÀNG ĐỨC LÀ HOA TRÁI CỦA CHÚA THÁNH THẦN MÀ ĐỨC HỒNG Y F.X NGUYỄN VĂN THUẬN

Đã cập nhật: 5 thg 7, 2023

Trong đức tin Công giáo tôi xác tín:

“PAUL NGUYỄN HOÀNG ĐỨC LÀ HOA TRÁI CỦA CHÚA THÁNH THẦN MÀ ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XA-VI-Ê NGUYỄN VĂN THUẬN GIEO VÀO TRONG LÒNG XÃ HỘI VIỆT NAM.”

( Paul Nguyễn Hữu Thật)


Nói tới Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận trong Giáo hội Công giáo thì ngài quá nổi tiếng. Tiểu sử cuộc đời ngài được giới thiết khá đẩy đủ trong wikipedia.

“Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1928–2002) là một Hồng y người Việt Nam thuộc Giáo hội Công giáo Rôma. Ông từng đảm trách cương vị Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình và là vị giáo sĩ Công giáo Việt Nam từng giữ vị trí cao nhất trong Giáo hội Công giáo Rôma. Ông được xem là một biểu tượng của người Công giáo Việt Nam,[2][3] là nhân vật có sức ảnh hưởng nhất trong thời gian gần đây của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.[4] Dù gặp nhiều khó khăn với chính quyền Việt Nam, Hồng y Thuận không tỏ ra thù ghét. Chính thái độ này, ông đã được nhiều người tôn kính.[5] Ngoài tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, ông còn nói thông thạo tám ngôn ngữ khác: Pháp, Anh, Ý, Ðức, Latinh, Nga và Trung Quốc, Tây Ban Nha.[6][7]

Hồng y Thuận sinh năm 1928 tại Huế trong một gia đình có truyền thống Công giáo lâu đời. Sau quá trình tu học, ông được thụ phong linh mục vào tháng 6 năm 1953. Tháng 4 năm 1967, linh mục Nguyễn Văn Thuận được Giáo hoàng Phaolô VI bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang. Ông là vị giám mục người Việt đầu tiên quản lý giáo phận này. Ngày 24 tháng 4 năm 1975, Tòa Thánh bổ nhiệm Nguyễn Văn Thuận làm Tổng Giám mục hiệu tòa Vadesi, chức vị Tổng Giám mục phó của Tổng giáo phận Sài Gòn với quyền kế vị. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông tạm hoãn về Sài Gòn, đến ngày 7 tháng 5 mới về để nhận nhiệm vụ mới.[8] Ngày 15 tháng 8 năm 1975, ông bị bắt, đi tù và cải tạo suốt 13 năm.

Nguyễn Văn Thuận mắc bệnh viêm tiền liệt tuyến và đến Roma điều trị vào tháng 9 năm 1991. Trong thời gian trị bệnh tại Rôma, chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận không còn được phép trở lại Việt Nam. Năm 1994, Tổng giám mục Thuận từ chức Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh và Tòa Thánh bổ nhiệm ông giữ chức vụ phó chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình. Ông trở thành Chủ tịch Hội đồng này vào năm 1998. Tháng 1 năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II thăng Tổng giám mục Thuận tước vị hồng y. Theo báo chí quốc tế, ông cũng được đánh giá là ứng cử viên sáng giá kế vị Giáo hoàng đã già yếu. Ngày 16 tháng 9 năm 2002, hồng y Nguyễn Văn Thuận qua đời tại Rôma do bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Ngày 17 tháng 9 năm 2007, Giáo hội Công giáo Rôma bắt đầu những thủ tục đầu tiên cho việc tuyên phong chân phước và phong thánh cho cố hồng y.[9]

Ngày 5 tháng 7 năm 2013, người Công giáo Việt Nam tổ chức lễ bế mạc của các giai đoạn giáo phận của tiến trình phong chân phước cho Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.

Ngày 4 tháng 5 năm 2017, Giáo hoàng Phanxicô phê chuẩn các sắc lệnh của Bộ Tuyên thánh, tiến thêm một bước trong án tuyên thánh cho cố hồng y Nguyễn Văn Thuận. Giáo hoàng tuyên bố Hồng y Thuận là đấng đáng kính. Đây là bước tiến quan trọng trong án phong thánh cho ông.[10]… ”


Dấu ấn quan trọng đánh dấu công nghiệp cuộc đời ngài là: “ Ngày 4 tháng 5 năm 2017, Giáo hoàng Phanxicô phê chuẩn các sắc lệnh của Bộ Tuyên thánh, tiến thêm một bước trong án tuyên thánh cho cố hồng y Nguyễn Văn Thuận. Giáo hoàng tuyên bố Hồng y Thuận là đấng đáng kính. Đây là bước tiến quan trọng trong án phong thánh cho ông.[10]”( wikipedia)


Trong vô vàn tài năng và công nghiệp, cuộc đời thánh đức của ngài đã hiến dâng cho Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng và cả nhân loại nói chung, ngay một lúc, khó có thể kể hết. Tuy nhiên, trong khuôn khổ giới hạn của bài viết ngắn này, tôi muốn nhắc đến một nhân vật rất đặc biệt, đó chính là Paul Nguyễn Hoàng Đức (P.NHD), là một trong những hoa trái Đức tin của Chúa Thánh thần mà Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận gieo vào trong xã hội Việt Nam đương đại.


Theo tôi đánh giá cuộc gặp gỡ thiên định giữa Đấng đáng kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận và Paul Nguyễn Hoàng Đức (PNHĐ) là cuộc gặp gỡ định mệnh, mang tính lịch sử làm thay đổi cuộc đời cách riêng cho PNHĐ và lịch sử Việt Nam nói chung. Nói cách khác, PNHĐ là cánh tay nối dài của Đấng đáng kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận để hoàn thành sứ mạng thay đổi, giáo dục tư tưởng con người Việt Nam nói riêng và con người nhân loại nói chúng, tiến lên trong tinh thần của Chúa Giê-su Ki-tô mà mũi nhọn chính là làm thay đổi tận gốc tư tưởng và tâm hồn con người Việt Nam còn đầy xấu xí (điều này có đề cập trong cuốn “ Người Việt tự ngắm mình- Nguyễn Hoàng Đức-NXB Thanh Niên) [11]


Nếu tôi ví Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận giống như thánh Phê-rô người đứng đầu các tông đồ trong vai trò phục vụ dân Chúa trong Giáo Hội Công giáo, thì tôi cũng không quá lời khi ví PNHĐ giống như thánh Phao-lô vị tông đồ phục vụ dân ngoại.

Ngang qua cây cầu là Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, PNHĐ đã trở thành một khí cụ sắc bén, một ngôn sứ đang thi hành các sứ vụ của Chúa cách thực thụ. Ông đại diện cho hoa trái của Chúa Thánh thần được ban cho dân tộc Viêt Nam ngang qua sự thánh hóa của Đấng đáng kính Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Ông đang tỏa sáng trên nhiều lĩnh vực của đời sống. PNHĐ càng tỏa sáng lên bao nhiêu thì cũng chính là một minh chứng cho thấy Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận được tỏa sáng lên bấy nhiêu trong hàng tôi tớ của Chúa, đơn giản ở chỗ PNHĐ là hòa trái của Chúa Thánh Thần mà chính Đức hồng Y đã gieo vào xã hội Việt Nam và nay đang là mùa gặt hái.Về điều này, thì chính PNHĐ cũng đã tự nhận và chia sẻ qua bài viết “CON ĐƯỜNG ĐỨC TIN VÀO NƯỚC CHÚA QUA CÂY CẦU HỒNG Y PX NGUYỄN VĂN THUẬN.”[12] đoạn cuối của bài chia sẽ PNHĐ đã nhắc lại rất cụ thể về biến cố ông rửa tôi để vào nhập Hội thánh Công giáo của mình như sau:


“Tối 19/4/2003, tôi được rửa tội để trở thành con cái mới của Chúa, cha Thomas Nguyễn Xuân Thủy rửa tội và sức dầu cho tôi, cha Ju-se Đặng Đức Ngân cho tôi chịu lễ mình Chúa và máu Chúa bởi bánh thánh nhúng trong rượu nho, trước sự trợ giúp của người đỡ đầu là Jean Baptiste Nguyễn Ban, cùng sự làm chứng của nhiều người. Trước bàn thờ Chúa ở nhà thờ và bàn thờ Chúa ở nhà riêng, tôi đã hân hoan cảm tạ Chúa rằng: "Lạy Chúa! Hành trình đi đến đức tin của con có cả ơn soi-ơn gọi-và ơn chọn, khởi đầu từ hạt men đầu tiên nơi cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận giờ đã dậy lên cả đống men trong tâm hồn con tràn ngập ân sủng đức tin của Chúa, trong Chúa và hướng về Chúa!"

Cùng với việc trở thành chiên mới của Chúa, giờ đây tôi đã là tác giả của hơn mười cuốn sách, trong đó có một trường ca "Ngước lên cao" viết cho Chúa và tặng Giáo hội với lời đề tặng rằng: "Con xin dâng Chúa những ý thơ đẹp nhất, những lời thơ vô song, bằng toàn tâm-toàn trí-toàn bộ tinh hoa mà thể xác cùng linh hồn vắt kiệt thành. Bằng tất cả niềm tin và mọi niềm hy vọng." Đó là niềm hạnh phúc của vinh quang mà tôi luôn tâm niệm câu Chúa dạy "Kẻ nào kiêu hãnh thì hãy kiêu hãnh trong Chúa"

Tâm linh tôi lúc nào cũng thấu suốt một điều là: Chúa đã cho tôi Đức tin-soi-gọi-và chọn, và quà tặng vinh quang trong sáng tạo và lao động mang hình dáng của sứ mệnh thuộc về Đức tin đó. Và tất cả điều đó được mở đầu từ nhịp cầu đầu tiên chắc chắn và vĩ đại: Hồng y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận. Ngài là cuộc gặp gỡ con người lớn nhất của đời tôi. Bởi tay ngài mở ra cuộc hành trình, mà tôi đã vượt qua cả chặng đường của đức tin để trở thành công dân-sống công lý của Nước Trời.”- Nguyễn Hoàng Đức Paul


PNHĐ đã cầu nguyện cách chận thành : "Lạy Chúa! Hành trình đi đến đức tin của con có cả ơn soi-ơn gọi-và ơn chọn, khởi đầu từ hạt men đầu tiên nơi cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận giờ đã dậy lên cả đống men trong tâm hồn con tràn ngập ân sủng đức tin của Chúa, trong Chúa và hướng về Chúa!"


Kể từ đó, tâm hồn ông đã đầy tràn Chúa Thánh thần, ông dấn thân đi trong xác tin đó.

Và hôm nay, chính con người ấy đã và vẫn đang dấn thân đến quên mình trong niềm xác tín “Chúa đã cho tôi Đức tin-soi-gọi-và chọn, và quà tặng vinh quang trong sáng tạo và lao động mang hình dáng của sứ mệnh thuộc về Đức tin đó. Và tất cả điều đó được mở đầu từ nhịp cầu đầu tiên chắc chắn và vĩ đại: Hồng y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận. Ngài là cuộc gặp gỡ con người lớn nhất của đời tôi. Bởi tay ngài mở ra cuộc hành trình, mà tôi đã vượt qua cả chặng đường của đức tin để trở thành công dân-sống công lý của Nước Trời”


Nói tới đây chắc chắn chúng ta sẽ rất tò mò vậy PNHĐ là ai?

Câu trả lời về PNHĐ thực sự cũng không phải đơn giản, bởi cuộc đời ông luôn là những bất ngờ, một ẩn số, một kho tàng mà chúng ta chưa bao giờ khám phá hết. Gần đây PNHĐ nổi lên như là một Học giả, Triết gia, Nhà thơ, Nhà Văn, Nhà báo, Nhà mỹ học, Nhà Viết Kịch, Nhà lý luận phê bình, Nhà thần học…ở lĩnh vực nào ông tham gia cũng đều đạt đến kịch trần của sự thành tựu mà khó có ai có thể vượt qua.


Ống đã cho ra đời nhiều cuốn sách giá trị, trong số đó có một phần nhỏ đã được xuất bản như:

* Những người chăn kiến - Tập truyên ngắn, NXB Hội nhà văn, 1992 * Kẻ hành hương từ đời đến thơ (trường ca) - Một tuyên ngôn hành trình của người hùng đi tìm mỹ học. * Đợi... chuyến đò đã lỡ (trường ca) - Một bài thơ tình dài nhất thế giới. * Điệu kèn cô đơn (thơ) - Một tập thơ tự do với thông điệp của tư tưởng * Leo gác ngược - Tập truyện ngắn, NXB Văn hóa dân tộc, 2000 * Cô đơn con người, cô đơn thi sĩ - Tiểu luận phê bình, NXB Văn hóa dân tộc, 2000 Hơn 50 bài viết bàn về hành trình chiến lược của văn học Việt Nam khởi từ thực tại và trình độ của các cây bút... Cuốn sách đã quyết liệt đề cao giá trị mỹ học và tính tư tưởng của văn học, thẳng thắn chỉ ra sự lúng túng về nhận thức và loay hoay trong cảm xúc. Gạn đục khơi trong để hướng đến một nền văn học đích thực. * Luận về tình yêu, 2 tập, Tiểu luận, NXB Thanh niên, 1998 * Tình yêu phong thánh con người - Tiểu luận, NXB Văn hóa dân tộc, 2001 * Ý hướng tính văn chương - Chuyên luận, NXB Văn hóa dân tộc, 1999. Gồm 6 chương, đi từ bản tính sáng tạo, qua chân lý, đến Thượng Đế, rồi hạ xuống con người, đến siêu hình học, và văn chương cứu rỗi con người, đến phương tiện của tư duy và văn chương – chính là chữ nghĩa….)[13]


Cùng với vô số tác phẩm chưa được xuất bản, trong đó phải kể tới: Ngước lên cao (trường ca thần học), Hành trình nhận thức duy niệm của nhân loại (chuyên luân triết học), Hành trình tâm linh nhân loại (Chuyên luận tôn giáo, đăng nhiều kỳ tại chungta"."com). Bóng tượng đài ám ảnh (trường ca), Xứ lưu đày (tiểu thuyết), Ngưỡng cửa làm người- 2 tập ( tiểu thuyết)….


Và còn rất nhiều những tác phầm, với phong phú các thể loại như kịch, phê bình, chuyện ngắn, chuyên luận, thơ, trường ca, tiểu thuyết…đang được hình thành và phổ biến.

Nói về PNHĐ có nhiều đánh giá rất thú vị trong đó phải được kể đến:


(Nhà thơ đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: “Anh là một người rất kỳ lạ một anh hề triết học, chàng Đông-ki-sốt văn chương cưỡi con ngựa văn hóa duy lý phương Tây đi giữa cuộc đời…”

Nhà Văn Hòa Vang: “Đức đã vô nghĩa hóa toàn bộ văn học Việt Nam đương đại…Tôi tin chắc con người này, nhà tư tưởng quyết liệt-nhà văn, nhà thơ,nhà lý luận phê bình…là con người hữu ích cho tôi và cho cộng đồng.”


Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: “Cái gì ông cũng lấy thước đo của lý Luận, của triết học để phán xét. Ông sáng tác theo các tiêu chuẩn của triết học.”

Nhà văn Trịnh Văn Túc: “Tôi tiếc rằng mảnh đất văn hóa của chúng ta chưa làm cho cái cây đại thụ là Nguyễn Hoàng Đức phải nở một mùa hoa trái. Với tài lực ấy anh hoàn toàn có thể là một nhà văn đứng vào hàng danh giá. Dù thế nào thì anh vẫn là một “ hiện tượng” của văn đàn. Cái đầu của anh xứng đáng làm đối tượng nghiên cứu cho khoa học của thế kỷ 21 vắt sang thế kỷ 22 nữa.”…) Trích viết về tác giả trong tác phẩm Thầy Divoa Dạy Biện Chứng Pháp Cho Xứ Gà Vịt- Paul Nguyễn Hoàng Đức.


Trong số những ảnh hưởng tác động của PNHĐ, riêng ở thể loại thơ, phê bình... phải kể tới tác giả Lê Hằng , một hiện tượng tài năng văn học mới nổi trong thời gian qua. Cô là một tác giả tự nhận mình là học trò chịu nhiều ảnh của PNHĐ. Cô được biết tới với các tác phẩm: Khu vườn Ươm Ánh sáng ( trường ca)[14] Cô còn đặc biệt viết tác phẩm: Nguyễn Hoàng Đức và những dấu chân khai phá trên con đường thi ca – NXB Thuận Hóa[15]. Tác phẩm này trước tiên ghi một dấu ấn mới tài năng của Lệ Hằng về lý luận phê bình một chuyên môn cực kỳ khó mà cho tới nay giới chuyên môn đánh giá "Ở Việt Nam còn yếu, chưa có nhà phê bình chuyên nghiệp thực sự nào tầm cỡ ” đông thời, cô cũng làm sáng rõ về tài năng PNHĐ ở góc độ thi ca một cách chưa bao giờ được rõ hơn từ trước tới nay…"


Còn rất nhiều những đánh giá nhận định về tài năng, đức độ của ông nhưng trong khuôn khổ bài này, tôi không thể liệt kê hết ra đây đươc.


Tóm lại dòng suy nghĩ, PNHĐ như một viên ngọc được Đấng đáng kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận phát hiện, mài giũa, chế tác trong thánh sủng. Để hôm nay đây, viên ngọc ấy, ngày một tỏa sáng và phát ánh quang tác động lên nhiều tâm hồn con người Việt Nam. Ông đang lặng lẽ, hy sinh, cống hiến tài năng, trí tuệ để sản sinh ra những tác phẩm giá trị trên nhiều lĩnh vực văn hóa, đời sống. Những giá trị của ông đang từng bước tiến tới biến đồi nhiều tâm hồn theo chiều hướng tích cực. Ông đang nỗ lực chữa lành những thói hư tật xấu của dân tộc, khơi lên những hy vong và lý tưởng lớn lao, giúp dân tộc ngày một lớn lên về phẩm giá, trí tuệ và lý tưởng, để từ đó, dân tộc ấy được phát triển lớn mạnh theo kịp được với những giá trị tốt nhất, tiến bộ nhất, văn minh nhất của nhân loại.


11 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page