top of page
  • Nguyen Hoang Duc

NHO GIÁO THẤT BẠI TUYỆT ĐỐI TRONG LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI


(Trong 5 phút đốn hạ hủ Nho (*), mời nho nhe đi!)


Đơn vị lập hiến cao nhất của con người là Nhà Nước, trừ Liên Hiệp Quốc nhưng đây là tổ chức hợp thành mà không phải đơn vị lập hiến. Chỉ có nhà nước có pháp luật mới có lịch sử, còn gia tộc, hay những sắc tộc bán khai còn chưa có luật thì không thể có lịch sử. Dân tộc Việt Nam, pháp luật mới ở mức thô sơ “phép vua thua lệ làng”, rồi “lệnh làng nào nào làng ấy đánh/ thánh làng nào làng ấy thờ” thì chưa thể được xem như quốc gia kiểu mẫu vẹn toàn mang pháp luật. Dân Trung Hoa dù đông dân nhất thế giới, lịch sử lâu đời nhất, nhưng lãnh tụ Tôn Trung Sơn nói “Trung Quốc mới có gia tộc và tông tộc, chưa có quốc tộc. Trung Quốc phân tán như một bãi cát rời rạc.” Trung Quốc xưa nay vẫn giữ truyền thống kết nghĩa kiểu “vườn đào”, tức cậy sức mạnh cơ bắp, cậy đông như “không sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày, cùng tháng, cùng năm”, mà không có pháp luật để bảo vệ.


Loại dân chưa thành quốc pháp, không thèm chấp vì đó là bán khai mọi rợ mà chưa có lịch sử. Vậy nhân loại chấp ai? Đó là người ta tính đến những mảnh đất Văn Hiến. Văn là Người! Hiến là Hiến pháp. Chỉ có sắc tộc nào có lịch sử lập Hiến, tức là Lập Quốc bằng pháp luật, tức là có chữ và lập hiến bằng chữ, chứ loại lập pháp truyền miệng hay theo lệ làng thì không ai chấp, bàn.


Khổng Tử được gọi là thánh hiền với 2 điều vĩ đại. Đó là; Bát Mục “cách vật, chí tri, chính tâm, thành ý; tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, và một câu danh ngôn vĩ đại “Sở kỷ bất dục, vật thi ư nhân”, tức là; cái gì mình không muốn người khác làm cho mình, thì đừng làm cho người khác. Dù vậy, Khổng Tử không bao giờ xứng đáng là nhà lập quốc, bởi lẽ ông lập quốc thì phải có quốc gia mà cư trú, nhưng ông cùng học trò phải lăn bánh xe đi khắp nơi xin người ta cho chức quan. Người ta hỏi ông sao không viết sách cho thiên hạ lập quốc, Khổng Tử trả lời; “Sách của ta chỉ dùng cho thiên hạ thái bình, chứ không dùng cho thiên hạ loạn lạc”. Thế là ông chỉ mong bầu sữa mẹ có sẵn để bú trong hoà bình. Người Hoa có câu “Giúp người nấu cơm thì được ăn, giúp người đánh nhau thì bị đánh!” Khổng Tử là “chuyên gia” trong việc đi xin ngồi cạnh nồi cơm, để khi xới ra mình được “ăn cơm chúa múa tối ngày”.


Học trò hỏi Khổng Tử “Có ma không?” Ông trả lời “Việc người còn chẳng biết, biết gì đến ma!” Có người hỏi “Không có ma, sao trong Lễ, Nhạc, Xạ, Hương, ông lấy Lễ làm đầu, và trong Lễ, lấy cúng ma làm đầu?” Khổng Tử cứng họng. Bản thân Khổng Tử tự nhận mình chỉ là “Thuật nhi bất tác” – người tường thuật mà không sáng tạo, chép chuyện của người đời trước để răn dạy đời sau. Nho giáo đã làm cho Trung Hoa thấp hèn đến mức, nhà văn Trung Quốc tên Bá Dương trong cuốn sách “Người Trung Quốc xấu xí” đã viết: “Trung Quốc là một hũ tương thối sền sệt!” và “Một con lừa cũng có thể làm vua Trung Quốc!”


Sự thất bại truyệt đối của Nho giáo nằm ngay kiểu mẫu Mao Trạch Đông. Ông ta nói “Chúng ta dùng Nhân trị chứ không phải Pháp trị. Nghị quyết của chúng ta là pháp luật!” Chính là nhân trị theo “pháp luật bụng” mà họ Mao cho phép mình cho hồng vệ binh đi rình mò các nhà nông dân có nổi lửa nấu ăn không (để bắt nông dân vào ăn nhà ăn tập thể), khiến nhiều chục triệu người chết đói. Một quốc gia nếu sống theo pháp luật thì có làm nhiều người chết như ngả rạ thế không?!


Tại Việt Nam, nhà phê bình Hoài Thanh viết trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”: lối học hủ nho cử tử, chỉ lo thi cử xuông và tạo ra hàng vạn bài thơ dở (thơ phú gì ngắn tũn, chỉ tức cảnh sinh tình, 4 câu, rồi tám câu?) Và thơ văn cả ngàn năm hủ nho thua xa và bị Thơ Mới (1932 – 1945) chỉ có hơn mười năm đánh đo sàn rã rượi?!


Chuyên gia bậc nhất thế giới về Á Đông, Francois Jullien trong cuốn sách được dịch ra tiếng Việt “Triết học phương Tây, Minh triết phương Đông” đã viết: Nho giáo chủ trương SỐNG NHẠT - tức sống giấu mình nhạt nhẽo để không nổi trội mà được an toàn, kiểu; cây cong bị chặt làm củi, cây thẳng bị chặt làm cột nhà, chỉ cây làng nhàng là được bớt lại cho sống. Sống Nhạt rõ ràng là lối sống hủ bại, bệnh hoạn nhất trên đời và trong lịch sử chưa từng có. Con chim ra đời còn muốn hót hay, nụ nở ra hoa để khoe sắc, mà con người lại đòi sống nhạt là bệnh hoạn tuyệt đối.


Hủ Nho còn giấu dốt, cố tình dốt, đề cao cái dốt, huyền hoặc cái dốt, và thánh hoá cái dốt để muốn tồn tại như một truyền thống. Cụ thể như có vài chữ “Chi hồ giả dã” mà người Hoa vặn vẹo giả đò mấy thế kỷ bàn không ra. Người Âu Mỹ họ chỉ giải vài ngày ra với môn Siêu hình học.


Triết gia Mỹ Dewey khi đến Tàu, đã kết luận ngay; Trung Quốc không biết đến Triết học và Siêu hình học, bởi vì họ quá vụ thực không biết đến tư duy trừu tượng.

Một sự thật sờ sờ không cãi được; triết gia Hegel nói “Dân tộc không có sử thi thì không vĩ đại.” Cả thế kỷ nay, ngành văn hoá lục tung Trung Quốc không thể tìm ra một mẩu sử thi để chứng minh mình vĩ đại!


Nhà bác học danh tiếng Einstein khi đến phát biểu: Trung Quốc dốt nát vì lười suy nghĩ, và không chịu chấp nhận sự thật và phép logic hình thức. Than ôi, sự thực là bằng chứng cho nhận thức cũng như chân lý, cái lù lù trước mắt cũng bảo nó không có, thì làm gì có nhận thức mà không dốt nát. Lâm Ngữ Đường-học giả lớn của Tàu nói; Trung Quốc không có khoa học lẫn triết học vì cái gì cũng nước đôi, sắc sắc – không không! Trung Quốc có một chuyện đặc thù, khi quan quân đi qua, mấy hủ nho nấp sâu trong núi liền thò ra nói vài câu trưng diện, khi vua cho gọi để hỏi, thì “chạy mất hút con mẹ hàng lươn”.


Chuyện khác; khi quốc gia lâm nguy, vua hỏi quần thần “Các khanh cho ý kiến!” thì rập đầu “Bệ hạ sáng suốt! Thần gan óc lầy đất xin phò tá hết mình!” Phò hết mình mà không dám nhả qua kẽ răng một chữ?! Đến khi có người nói một câu thì nhâu nhâu nhảy vào chôm chỉa. Vua liền bảo: “Khi ta mời các khanh không nói. Khi có người nói các ngươi nhâu nhâu chôm chỉa là sao?” Bọn hủ Nho rây rớt, là thứ chỉ có vài câu trưng diện, lấy đâu ra tri thức mà có lương tri, cho nên dân chúng đã gọi chúng là hủ Nho, rồi khuyển Nho. Những kẻ không biết đến ánh sáng của Văn Hiến rõ ràng là bọn quê mùa khoe mẽ vài bài thơ vụn. Người Hoa mắng kẻ quê mùa trong các tác phẩm lớn là; “quê mùa cục súc”, “quê mùa thô lỗ”,quê mùa bỉ ổi”… Còn tôi, xin gửi những thán từ này cho đám hủ Nho vẫn còn thương tiếc bóng tối cục bộ quê cáy mà chẳng hề nhắm tới ánh sáng văn minh của một quốc gia Văn Hiến!

Paul Đức 31/5/2023


(*) bài này tôi viết sau khi tôi post bài NHO GIÁO-CHIẾC XE BÒ KHÔNG THỂ TĂNG TỐC VÀO LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI (viết 02/08/2015) lên FB cá nhân vào 29/05/2023 thì có một số comment bênh vực Nho giáo


12 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page