top of page
  • Nguyen Hoang Duc

NGƯỚC LÊN CAO (Chương 3.4)


CHƯƠNG III (4): ĐỐI THOẠI VỚI LÝ TƯỞNG


Con người

không thể sống

với con người

nếu giữa họ

không có đức công bình

ngự trị!


Nhưng muốn có lẽ công bình

con người không thể không

ngước lên cao

tìm kiếm

đức công bình toàn thể

lớn vô biên

từ Thiên Chúa!


Đó vừa là

hiện thực sống

vừa là

con đường tương lai

tất định

của nhân sinh

bởi con người

luôn chứa chất

một tiềm năng

cùng khát vọng

nó khôn nguôi

lên đường

bởi chẳng bao giờ

nó tự

thoả lòng

trong cuộc

sinh tồn

ngắn ngủi.


Con người

lên đường

bước nọ

nối dài

bước kia

người này

nối theo

người khác

thế hệ

bám sát

từng thế hệ

thời đại này

qua đi

thời đại kia đến

nhắm và bước tiếp

cuộc hành trình

nhắm dự phóng

làm người hơn

một con người

không bao giờ

nản chí

phóng vút về tuyệt đối!


Và, một con người

tự nhiên muốn bay tới

biên cương

miền thần thánh

mong thánh hoá

chính mình

trên đất đứng

trần gian.


Bất cứ con người nào

có mặt

hiển nhiên

đã sinh ra

và khi sống

người đó

không thể nào

không tự hỏi

ta đi về đâu?

Vừa khi

câu hỏi đó

hoài thai

trong tâm niệm

thì cùng lúc

miền quê lý tưởng

sẽ hiện ra

như một cõi miền

tất yếu

của hiện thực con người

sống bằng tinh thần

không ngừng suy tưởng

về dự phóng

hành trình.


Con người

không bước vòng quanh

bởi trí khôn

họ biết

tránh điều vô ích.


Con người

không đơn giản

đi từ điểm này

đến điểm kia

vì họ biết

đó chỉ là cuộc chuyển mình

của những toa tàu.


Nhưng con người

hành hương

từ quê mẹ

đến vùng đất hứa

từ trần gian thực tại

nhắm về

quê hương lý tưởng

và từ con người bình dị

dự phóng

trở thành Thượng Đế

đó là

con đường tất yếu

của hiện thực con người

hành hương

và nhắm về

lý tưởng.


Lý tưởng đó

không hoàn đích

con người như con người

mà con người

mang đích Chúa.


Có tất yếu không

chúng ta nghĩ gì

khi chẳng ít người

không kém phần thông thái

đã kiêu hãnh

la to

chúng ta không cần đến Chúa

đó chỉ là mặc cảm

cúi mình

mà chúng ta hãy hào hùng

ngẩng đầu lên

để sống

tận cùng

cái chết

của Ngài!


Có phải

đó là một lời hô

đơn giản

chỉ chứa

lời la

hoặc nhiều lắm

chỉ là

một lối

tu từ pháp

bởi con người

hữu hạn của chúng ta

có sinh - có tử

làm sao

đem cuộc sống chẳng tầy gang

đòi sống đến tận cùng

cái chết

Đấng Vĩnh hằng

vô biên - bất tận

và bất diệt?

Bởi thế

thêm lần nữa

lời hò đó

càng phản kháng

thì càng

tôn vinh

một Thiên Chúa toàn năng

Đấng Bao dung

vô tận

cho hiện thực của con người

cùng lý tưởng.


HẾT CHƯƠNG III

<mời các bạn đọc tiếp Chương 4(1)>



0 lượt xem0 bình luận

Kommentare


bottom of page