top of page
  • Nguyen Hoang Duc

NGÔN NGỮ XÁC ĐỊNH ĐẲNG CẤP LÀM NGƯỜI, CÀNG XÁC ĐỊNH ĐẲNG CẤP NHÀ VĂN



- “Ngôn ngữ của người ta thế nào thì thế giới của người ta thế ấy, giới hạn ngôn ngữ của một con người là giới hạn thế giới của nó”. Đó là một danh ngôn bất hủ. - Mỗi quốc gia chỉ khai sinh khi có văn bản Lập Hiến – đó là ngôn ngữ! - Một cá nhân được chính thức hiện diện như công dân khi có giấy khai sinh bằng chữ - đó là ngôn ngữ! - Trong mọi quyền Tự do của con người, thì tự do ngôn luận được đặt lên hàng đầu – đó là ngôn ngữ.

Người Pháp có câu “chớ nghe lời đứa nhà bếp”, có nghĩa nó là kẻ dưới, nô bộc, địa vị thấp kém, nó luôn tìm cách lấy lòng ông chủ, bà chủ, cô chủ, rồi nhỏ chủ… nên đánh võng mặt trận, làm hài lòng mọi người, mọi phía, nên đừng nghe nó! Người phương Tây quan niệm: nô tài không có danh dự! Thậm chí phương Tây còn nghĩ: đàn bà không cần danh dự! Tại sao? Phụ nữ chủ yếu sống bằng cảm tính, mà họ xác định lý trí là ông chủ, còn cảm xúc là nô tài. Đã nô tài cần gì danh dự?!


Đêm qua tôi xem bộ phim có tên The Eagle (đại bàng), được dịch là “Chiến binh La Mã”. Trong phim đưa ra khái niệm khởi nguồn: nô lệ thì không có tự do và danh dự! Người Á Đông cũng xác định đẳng cấp của ngôn ngữ như “Vua không nói chơi!” qui chiếu với nó là những hạng hạ tiện bạ đâu nói đấy, người ta gọi là tùy tiện! Rồi người có đức cao vọng trọng thì “Nhất ngôn cửu đỉnh” – một lời nói nặng tựa chín đỉnh, thì không thể là thứ “lời nói gió bay”, ăn nói lăng nhăng! Rồi “Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy” – tức một lời nói ra bốn ngựa (ngựa Tứ) khó đuổi.


Người Việt thì coi ngôn ngữ chính là máu thịt đời sống như “Lời nói đọi máu”. Và lời nói là công lý như “Khôn ngoan đến cửa quan mới biết”. Đến cửa quan là nơi công đường, người có trình độ ăn nói đĩnh đạc đàng hoàng biết ngay. Người Việt còn răn “đừng nhổ rồi lại liếm” và “nói lời phải giữ lấy lời/ đừng như con bướm đậu rồi lại bay”.


Nhà văn lấy ngôn ngữ làm nguyên liệu chính, thì tự do và danh dự của ông chủ lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu không nhà văn đó chỉ là thứ nô tài xó bếp! Một nhà phê bình Trung Quốc nói về văn học của họ thế này: “Một nhà văn trung bình ở phương Tây đã có thể viết và sẵn sàng chết để bảo vệ chính kiến mình, trong khi đó tất cả nhà văn của chúng ta thì không”. Cuốn tiểu thuyết của Mạc Ngôn được giải Nobel “Phong nhũ phì đồn” nghĩa đen là “Vú to mông nở” cũng là một hình thức ám thị mà thôi (?!)


Cây nào sinh trái nấy. Cây sim không thể ra trái na, cây gai không thể rủ những chùm nho ngọt… nô tài thì không có tự do và danh dự. Nô tài là những người được nuôi, cắp nách theo chủ, bảo gì nói nấy, làm sao đã thành nô lệ được giải phóng mà nghĩ đến danh dự?! Đã là nô tài thì chỉ lo nuôi thân thôi. Vì thế mới có những tiếng reo “nhà nước vẫn còn nuôi chúng ta”!


Đã sống cảm xúc dạt dào kiểu “khăn thương nhớ ai/ khăn rơi xuống đất/ khăn thương nhớ ai/ khăn vắt lên vai” thì làm sao có đủ lý trí làm ông chủ? Không phải ông chủ thì ăn xó mó niêu, danh dự nhì nhằng lấy ghế và tiền ra bảo chứng chứ làm gì có phẩm chất thật của ông chủ?! Vì thế mới mưu mẹo quanh co, hứa hão nhì nhằng, ăn nói che đậy, biện hộ loăng quăng… tất cả đó là tư cách của nô tài, làm sao khả dĩ “có cứng mới đứng đầu gió” như ông chủ được?!


Tôi phát hiện; là ông chủ thì người ta ra lệnh, vì thế trong văn có thông điệp, đó cũng là tính tư tưởng. Trong khi đó đầy tớ viết văn chỉ tả mưa gió sụt sùi, yêu đương sến xẩm, chỉ có cảm xúc đánh võng, chứ làm gì ra thông điệp. Tóm lại; đã là nô tài thì chỉ có thể ăn nói và làm việc nhì nhằng loăng quăng thôi. Không cách gì có tầm vóc của danh dự và vinh quang cả?! Khi không dám sống tự do làm chủ bản thân mình, thì có gì là của mình đâu mà bàn đến tầm vóc và vinh quang?!

Paul Đức 13/02/2020

0 lượt xem0 bình luận

Commentaires


bottom of page