top of page
Nguyen Hoang Duc

LUẬN CHỨNG - KHẢ CHỨNG VỀ NGA, TRUNG, ẤN CHƯA THẤY TRIẾT HỌC

Các bạn thân mến, như tôi đã mời các bạn trao đổi, viết bài về các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ có triết gia và nền triết học không, nhưng chỉ có nhiều lời bình rộ lên vài hôm rồi lịm. Hôm nay tôi chính thức viết bài này để trình bày quan điểm của mình.

Đề tài của tôi hiển nhiên đặt vấn đề siêu lớn về 2 thứ:

1- Triết học như được mệnh danh là khoa học của khoa học, là phần cứng nền tảng cho mọi môn khoa học, kể cả toán học. Nước Nga chẳng hạn, có rất nhiều nhà khoa học và toán học nhưng chưa chắc có triết gia (?).

2- Đây là những cường quốc đông dân nhất nhì thế giới, có lịch sử văn hiến lâu đời. Trước vấn đề hệ trọng bậc nhất thì đòi hỏi cách tiếp cận, trách nhiệm và lý giải tương xứng, vì thế không thể ê a tùy tiện, mà “y phục phải xứng kỳ đức”. Tôi xin minh định một số điểm nền móng sau:


- Triết học là gì? Để dễ hiểu tôi xin trình bày theo cách của tôi: Triết học là Biện Chứng Pháp. Nghĩa là gì? Biện là nói, tức là hãy dùng lời (chữ), nói, lý giải cho người khác hiểu. Môn thần học và tôn giáo từ lâu đời đã tuyên ngôn: “Ngôi cao nhất là ngôi LỜI”. Triết gia Platon đã nói: Con người tư duy bằng Lời, hỏi và trả lời trong óc đều bằng Lời. Còn triết gia Aristote thì minh định: Dù học bất cứ ngành nào, thời gian học chữ là lâu nhất! Trong thực tế, để chứng minh hay lý giải mọi thứ ở đời, con người đều phải dùng lời. Một số người đề cao toán học chẳng hạn, toán học cũng không thể thoát khỏi sự kiến giải bằng lời. Bản thân các con số như các nhà Toán học thú nhận không thể là chân lý tận cùng.


- Triết học phải suy lý. Muốn tư duy thì phải Suy Lý, tức là nó phải vận động và phát triển, điều này cũng khác xa với trí tuệ thông tin, tức là đọc thiên kinh vạn quyển cũng chỉ là thông tin rồi bẻm mép chém gió vù vù, trong khi đó chẳng có nhận thức nào được suy lý và tiến triển, chuyện “Hán Sở tranh hùng” mãi mãi vẫn tranh hùng như câu chuyện được kể và nghe để bùi tai giải trí.


- Không phải nước nào cũng có Triết học. Hy Lạp được coi là cái nôi của Triết học với ông tổ mở đầu là Socrate, sau đến hai học trò kinh viện khác là Platon và Aristote. Triết gia Aristote mênh mông đến mức các chuyên gia nói: hầu hết trong các mục của sách Bách Khoa đều trích dẫn ông. Ngay cả đế quốc La Mã giầu mạnh đến vậy, mà triết gia Nieztsche nói: “Đó chỉ là nền văn minh mô phỏng Hy Lạp đến từng lỗ chân lông”. Sau đó là các nước Đức và Pháp, rồi Anh, nhưng Anh thiên về khoa học hơn, chính Anh Quốc đã sản sinh triết gia Bacon với chủ thuyết THỰC CHỨNG hay còn gọi là Duy Nghiệm, rất nghiêng về khoa học. Dân tộc nhỏ chẳng hạn như dăm triệu người Đan Mạch, quê hương của triết gia Søren Kierkegaard được coi như “một dân tộc không xứng đáng tầm vóc để có triết gia”.

- Triết học tôi nói tới ở đây là: Hữu thể luận, mở đầu với tổ sư Socrate. Sau khi đã đặt nền tảng sơ khởi, tôi xin đi vào đề tài chính:


NGA

- Hoàn cảnh chủng tộc: Người Nga theo truyền thống được biết như một dân tộc rất trữ tình và hiền lành, ngay cả tự họ cũng tự trào về mình qua rất nhiều chuyện “I-van ngốc ngếch”, người ta cũng thường so sánh với người Đức, trong khi người Nga sống hồn nhiên thì người Đức rất ưa triết lý.

- Triết học thường có mối liên quan với thượng tầng kiến trúc của nhà nước, và viết sách LẬP HIẾN. Một triết gia Nga (tôi gọi theo cách mềm về tất cả những người uyên bác chú mục triết học), tôi không nhớ tên, vì tên người Nga rất khó nhớ, đã viết: Nước Nga không có cuốn sách nào viết về Lập Hiến hay Luật cả. Ngay cả một bài báo viết về luật cũng không có. Chúng ta có thể nghi ngờ điều này, nhưng mời các bạn thực chứng về bằng chứng sờ sờ. Tổng thống Putin rồi Thủ tướng Medvedev đầu thế kỷ 21 rồi, thay nhau lên lên xuống xuống đổi chỗ cho nhau khác gì vào vai diễn viên hề chèo. Đó chẳng phải bằng chứng cao nhất về việc nước Nga chưa có triết học sao?


TRUNG QUỐC

- Sách Bách khoa thần học New Catholic viết: Trung Quốc chỉ có hai nhà Lão Tử và Trang Tử sơ sơ siêu hình học.

- Nhiều học giả Hoa, đặc biệt triết gia Lý Minh mới đây đã đánh giá dân Tàu thật dốt nát. Xa hơn có Lâm Ngữ Đường cho rằng: người Hoa không biết cả triết học lẫn khoa học vì là những chuyên gia nói nước đôi.

- Triết gia Mỹ Dewey đến Trung Quốc đánh giá: người Hoa không có tư duy siêu hình học và triết học!

- Nhà bác học Einstein đến Trung Quốc nói: người Tàu từ chối hiện thực, không chấp nhận logic hình thức, và lười suy nghĩ.

- Triết gia Pháp Francois Jullien, một chuyên gia bậc nhất về Trung Quốc đã viết một cuốn sách “Minh triết (sagesse) phương Đông và triết học phương Tây (philosophie)” đã bày tỏ: Trung Quốc chỉ có tầm triết lý khôn ngoan mà chưa tới triết học. Người Hoa còn đề cao lối sống nhạt như kiểu “chim hót hay thì bị nhốt lồng”…

- Trí tuệ Hoa, chủ yếu khôn ngoan thế tục cầu toàn và mưu sinh. Chẳng hạn thánh hiền dạy: “chim hót hay bị bắt nhốt lồng, chim xấu bị ăn thịt, còn chim dở dở ương ương thì thoát”, tức là họ khuyến khích thứ khôn lỏi vụ lợi, sống nhờ nhợ không gây chú ý.


ẤN ĐỘ

- Là nước rất mạnh về sử thi và tôn giáo, nhưng về triết học bản thể luận (cũng là hữu thể luận) không mạnh . Trong cuốn Thiền Luận của tác giả Suzuky, ông nêu ra: Đức Phật có 10 điều không bao giờ trả lời. Trong đó có câu hỏi “bản thể luận là gì?” Phật giáo được xem là một tầm trí tuệ rất uyên bác, mà bản thể còn không bàn thì sao đặt chân vào triết học?!

- Thánh Gandhi, một luật sư, một nhà đấu tranh bất bạo động rất uyên bác, vậy mà ông tuyên bố: Ấn Độ chống lại người Anh để đòi độc lập, nhưng không chống lại thể chế Anh vì thể chế đó có ích cho dân Ấn. Điều này có liên quan đến lập hiến, như trên đã bàn, thì chưa bàn tới lập hiến khó mà kề cận triết học?!

- Các giáo sư tại trường đại học Calcutta có nói: … trong khi người phương Tây giáo dục phổ quát cái gì cũng đưa lên thư viện, thì Ấn Độ vẫn dạy và học kiểu bí truyền. Đã bí truyền thì là dạy nghề, dấu nghề, làm sao tiến tới khoa học và triết học?!


Tôi xin được kết thúc bài luận chứng – khả chứng của mình.

Paul Đức 28/6/2021

Tranh: Internet

8 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page