( Translated by Đặng Linh Chi)
I would like to tell all of you a true story, not to be critical, but rather to demonstrate my perception of reality. This story is about the late father Vu Khoi Phung who was erudite, pious and admirable. I once gave him one of the rarest Asian epic theology books named “Ngước lên cao” (Looking up). He immersed himself in reading my epic and he told a lot of people that “Speaking of reason, Duc’s theological epic is exceptional; however, when it comes to faith, his epic does not live up to my expectations.” I listened to his remarks very attentively and to be honest, I realized that his comments were rather flawed in terms of aesthetics. Because I believed that there are thousands of people who are more devout than me, for example, fathers, nuns, all the long-standing parishes out there; however, they cannot write epic theology books, because of the sole reason that writing epic theology books requires reasoning instead of just drawing on emotion or faith!
On the only occasion when our pious people gathered after a ceremony, one of them said “Our Vietnamese people are devout but we are just simply following our faiths; meanwhile, Western people, even though they are irreligious, they are living by their faiths. For example, they are always devoted to justice, living by God's guidance while we are just simply chanting, never truly dedicated to justice.”
So what is obeying your faith? It’s just a form of slavery, chanting and going to temples or churches because we are just going through ritual without transforming our mindset and essence. Are we truly religious? Why did God once say that “sometimes the unbelievers are even more pious than the faithful” Because our beliefs have turned into our habits once and for all, we all assume that God is the most divine figure, he is always superior to us; however, God once said that “Faith without practice is a dead faith.” The sky is overhead and when it is sunny, we dry our shrimps and fish under the sun but when it is rainy, we have to bring them inside so that they will not get moldy.
Today, I will discuss two limitations of religion. The first one is of the laity as mentioned above. Meanwhile, the second is of those whom God deems highly of - the holy fathers. In Western cultures, there has been a lot of discussion about “papaisme’’ of the church. This “papaisme” has given rise to the old-fashioned, authoritarian and autocratic nature of the church and sometimes the most established churches are the most old-fashioned, authoritarian and autocratic ones. There have been several revolutions which aimed at alleviating the old-fashioned nature of the church, the most extraordinary of which is the Reformation by Martin Luther. We are also aware of one thing: even though our beliefs in God are homogeneous, there are certain discrepancies that are worth taking into consideration.
A researcher of Christianity once told me that as a rule, every Holy Communion should not exceed 8 minutes. However, I have gathered from my observation that many fathers, especially in regions where churches are small-scale, usually have wordy sermons, some of them are even competing with each other because they are accustomed to “being given food, making speech and taking a portion home.” as a Vietnamese saying goes. That is also how “papaisme” is born, acknowledging their privilege in the sanctuary, they just draw out their sermons and preach whatever they like. Once a father at Saint Joseph Cathedral said to me “Many agrestic scrap dealers even ride to our church just to attend our sermons because ours are on time, whenever the bell rings the speech is over. We have a lot of other plans so we cannot waste our time.” If you wonder why the church decided to change in order to keep their laity, remember when Europe witnessed The Great Apostasy because all the sermons back then were too lengthy. Therefore, in order not to bore the laity, most churches have decided to curtail their preaching to about 45 or even only 30 minutes.
Living by your faith is to be voluntarily kind and jubilant because God once said that “our responsibility is to be gentle and happy” so today I do not want my comments to be formal and methodical but rather gentle and emotion-based. A river can flow into the sea thanks to their natural form because the way it is formed supports its flow. We should not assume that God is the most divine figure and he will decide everything and we cannot do anything but just follow his guidance. A river is supposed to flow from its source into the sea but philosopher Sartre once said “What is God's salvation for if we cannot salvage ourselves?” The river flows out there but if we do not jump in just because we assume that God will do it for us then how will we clean ourselves. God taught us that “Faith without practice is a dead faith” and the first thing we should do is to have an aware mind and conduct ourselves accordingly, so if we just rely on our beliefs as an excuse for not being conscious, then what is faith for?
In The Book of Jeremiah (5.1), God taught: “If a man is devoted to justice and seeks faithfulness then I will forgive him.” A city-state with God will be meaningless if there is no righteous man to be its nucleus. But if no one endeavors to seek justice, there will be no virtuous man. Similarly, if everyone just holds the belief that God is the supreme figure and then does nothing for their faith, there will be no religious man. If a second-hand does not strike every single moment then how can it reach eternity?Top of Form
Paul Duc 20/4/2020
1. ĐỨC TIN SỐNG ĐẠO VÀ ĐỨC TIN THEO ĐẠO
(Paul Nguyễn Hoàng Đức)
Tôi xin kể lại một câu chuyện hiện thực 100%, chỉ để nói lên một quan niệm về hiện thực, chứ không có ý định phê bình gì cả. Chuyện có liên quan đến cha quá cố Vũ Khởi Phụng uyên bác, giầu đức tin, rất đáng kính. Tôi có tặng cha cuốn trường ca thần học cực hiếm hoi ở châu Á có tên “Ngước lên cao”. Cha Phụng đọc rất chăm chú, cha có nói với nhiều người rằng: “Trường ca của anh Đức về mặt lý trí thì rất lớn, nhưng về đức tin thì chưa cao lắm?!” Tất nhiên là tôi lắng nghe cha rất nghiêm túc, và quả thật tôi đã hiểu ra nhận xét của cha thật khiếm khuyết về mỹ học. Bởi lẽ có ít nhất vạn người giầu đức tin hơn tôi, các cha, các sơ, các giáo dân lâu đời nhưng chắc chắn họ không thể nào viết được trường ca thần học, bởi một lẽ cốt tử: viết trường ca thì dứt khoát phải dùng đến sự kiến trúc của lý trí, chứ không thể chỉ có cảm xúc hay đức tin?!
Một lần rất hiếm hoi (dường như duy nhất) vài người ngoan đạo chúng tôi có găp nhau sau buổi lễ, một bác nói: “Người Việt chúng ta rất ngoan đạo mới ở mức Theo đạo thôi, người Tây dù nhạt đạo nhưng họ lại Sống đạo. Chẳng hạn lúc nào họ cũng sống hết mình cho Công lý là lời Chúa dạy, còn chúng ta thì chỉ cầu kinh ‘quèn quẹt’, có bao giờ để tâm sống chết cho công lý.”
Theo đạo là gì? Đó là cách của nô tài thôi, nào đọc kinh đi lễ răm rắp… nhưng đó chỉ là nghi thức của cái bóng mà không phải sự chuyển đổi trong cốt cách của một chủ nhân ông?! Chúng ta giầu đức tin ư? Tại sao Chúa nói “nhiều người ngoại đạo đức tin còn lớn hơn người có đạo?” Vì đức tin của chúng ta đã biến thành thói quen “một lần cho tất cả”, cứ nghĩ mặc định Chúa ở cao nhất, ở trên đầu rồi, nhưng Chúa dạy “Đức tin không việc làm là đức tin chết”. Bầu trời ở trên đầu, nhưng khi nắng thì đem tôm cá và thóc ra phơi, khi mưa phải chạy cất chúng vào kẻo mốc hết.
Hôm nay tôi xin bàn đến hai thứ hạn chế của tôn giáo. Cái thứ nhất thuộc về giáo dân như đã nói ở trên. Cái thứ hai thuộc về các đấng bậc, những người được Chúa cất nhắc làm cha. Và ở phương Tây, người ta đã bàn rất nhiều về chủ nghĩa cha chú của giáo hội “papaisme”. Chủ nghĩa làm cha này đã sinh ra sự thủ cựu, độc đoán, chuyên quyền của giáo hội, có khi càng giáo hội lớn càng mắc nặng. Chúng ta đã biết đến nhiều cuộc cách mạng làm cho giáo hội bớt nặng nề thủ cựu đi, đặc biệt là cách mạng Tin Lành của Martin Luther… Ở đây chúng ta cũng nhận biết một điều: dù là đức tin về Chúa Trời đều mặc định nhưng vẫn có những mặc định khác nhau mà chúng ta phải tham chiếu.
Một chuyên gia nghiên cứu Ki-tô giáo có nói với tôi: theo qui định, mỗi lần giảng thánh lễ, chỉ là 8 phút (?) Nhưng tôi thấy nhiều cha đặc biệt các xứ nhiều con chiên quê mùa, nói dông dài dây cà ra dây muống, nhiều cha uốn éo như thi thố nhau biểu diễn văn nghệ không phải kém miếng khó chịu mà kém lời khó chịu, hình như nhiều cha vẫn mang mặc cảm thói quen là “được ăn được nói được gói mang về”. Đó cũng là cách tạo ra chủ nghĩa cha chú, thấy đặc quyền cung thánh của mình các cha cứ nói tràn cung mây. Rồi muốn nói gì thì nói. Một lần một thầy ở nhà thờ Lớn nói với tôi: “rất nhiều bà đồng nát, chợ vặt quê mùa tìm cách đạp xe đến nhà thờ Lớn để dự thánh lễ, họ bảo vì được đúng giờ, bao giờ tan lễ bước ra cửa nhà thờ thì liền nghe tiếng chuông. Như vậy còn có kế hoạch để làm việc khác”. Tại sao giáo hội đã cải tiến để giữ giáo dân, chúng ta hãy nhớ việc Âu Mỹ có làn sóng bỏ đạo không nhỏ vì các buổi thánh lễ cầu kỳ kéo dài quá… Vì thế muốn giữ giáo dân, người ta đã giản tiện và rút ngắn giờ lẽ xuống 45 phút, rồi cả 30 phút…
Sống đạo là tình nguyện vui vẻ nhẹ nhàng hân hoan, vì chính Chúa nói “ách của Ta thì nhẹ nhàng…” nên hôm nay tôi không có ý định viết theo lối qui lát mà chọn cách viết tâm tình nhẹ nhàng. Một dòng sông chảy ra biển nhiều nhất là khi nó bên lở bên bồi, đó là cách nó thúc nước chảy nhanh hơn. Đức tin của chúng ta không nên mặc định thành thói quen rằng “Chúa ở trên cao quyết mọi sự, thế là đủ rồi!” Dòng sông mặc định chảy từ nguồn ra biển, nhưng như triết gia Sartre nói “Thiên Chúa cứu rỗi để làm gì, nếu chính ta không cứu rỗi mình?!” Dòng sông chảy ngoài kia, nhưng chúng ta không chịu xuống tắm cứ mặc định Chúa tắm cho mình rồi, làm sao sạch?! Chúa dạy ta “Đức tin không việc làm là đức tin chết”, mà việc làm đầu tiên là “nhận thức” trong tâm tưởng để hành động, mà ta lại cậy vào đức tin để không nhận thức, thì có nghĩa gì?!
Trong sách Giê-rê-mi (5.1), Thiên Chúa dạy: “Nếu có một người làm sự công bình, tìm sự trung tín, thì ta sẽ tha thứ cho thành ấy.” Một thành bang với Chúa chẳng là gì cả nếu không có người công chính là hạt nhân. Mà làm gì có người công chính nếu không lăn lộn trăn trở ngày đêm tìm công lý?! Cũng vậy làm gì có ai giầu có đức tin bằng cách cứ mặc định vỗ ngực tôi tin Chúa toàn năng vô tận. Một chiếc kim giây không kêu từng khoảnh khắc làm sao đòi tiếp cận thời tính của vĩnh cửu?!
Paul Duc 20/4/2020
Comments