top of page
Nguyen Hoang Duc

2. LIFE AND DEATH

Đã cập nhật: 12 thg 5, 2023

(Translated by Đặng Linh Chi)


At the beginning of philosophy, the philosopher Socrates said “Philosophy is the fear of death!” Why did he have such a statement? Because “fear of death” is an integral part of human life as well as everything. Humans have to be alive in order to be discussed and worth discussing because death is the end of everything and not even worth deliberating. Death essentially mentioned in philosophy is possibly an inseparable pair of ontology and nihility. Death is also a natural time predictor of one’s life; therefore, whether people contemplate it or not, time is ticking away. However; there are two perspectives of death, believers believe in the afterlife like Socrates believe in the land of gods where he rejoices in drinking his poison. His cup of poison was so enviable that the philosopher Nietzsche even exclaimed “The cup of poison was not given to Socrates as a punishment but rather Socrates consigned himself to the poison.” That cup of poison, like the crucifixion of Jesus, had achieved immortality.

Socrates once said that people are somnolent and then they fall asleep so that when they wake up, they have enough energy to live and work productively. Similarly, death, in time series, also creates a positive value just like Socrates died in the name of justice or Jesus Christ died for an ultimate cause of establishing justice and saving a dull-witted and deceitful world. Therefore, people conduct a benevolent life in order to earn a sound and concern-free night’s sleep.


Western people are always living happily as there are a lot of old people travelling far and wide with backpacks on their shoulders or ninety-year-old women taking up bungee jumping; meanwhile, Vietnamese people, despite just moving to the city and not even working yet, have thought about retirement. If there are no travelling trends from Western cultures, we Asian people will never consider touring around the world and will always hold the belief “out of house, out of job”.

When people think of death from all perspectives, they often think of the life after death such as whether they will turn into a soul or how they will be worshipped after their death. But there is a rational certainty: the value of one’s death, whether worthy or contemptible, depends on how they lived. There is a saying “People are treated with respect for what they have devoted to others.” As a Vietnamese saying goes “People only treasure those who are useful to society not those who are worthless.” Those who are emotionless and useless are never treated with respect.


A few years ago when I gathered in the front yard of Nguoi Ha Noi (*) publisher at 19 Hang Buom with other poets and writers, the poet Chu Van Long expressed his long-held opinion “In Russia or many other countries, there are a lot of poets who suicide but in Vietnam, there is no one.” and he even cited several names as examples.


Why so? Because poets prefer writing short poems which can easily attract readers’ interest and therefore, can quickly cover them with glory. However, glory is always short-lived and after this, people will have to suffer from all the boring routines of daily life; therefore, these poets will develop dissatisfaction with themselves and their life so they decide to kill themselves.


Who can commit suicide? The most desperate ones! So who are the most hopeless ones? The most glorious ones! The more glorious people get, the easier they can fall into despair. Those who have big dreams are more likely to fall into disillusionment, like the Twin Towers of New York, because of their bulk, collapsing with a loud bang, unlike small tents only making little noise when they fall down. Napoleon - the most glorious man in the world had conquered all of Europe so he just wanted to commit suicide when he was exiled on St. Helen's Island. Only when one of his courtiers told him that “One should live to fulfill his destiny!” did he abandon that decision and live peacefully.


There are two types of people who resort to suicide: those who fall from the peak of glory and those who have a well-formed conscience, like the Russian writer Dostoievski once said. The latter are those who have the courage to make decisions about their own life. Meanwhile, those who have a slave mentality will never dare make their own life decisions but just depend on other people.


A few years ago, during a New Year party, when people were still not expecting that a poet would take this gathering as an occasion to publicize his poems, this poet was still stuck with dreariness and had nothing but his death to brag about. When I listened to his poems, I knew that everything was screwed because he had such a poor soul that he had to create a new topic for his poems, which meant his ideas and topics for poems had burnt out so he had to “make a loan from time bank” and make use of his death to attract others’ attention.


Western experts once said: The future of the youth is ahead while the future of the old is behind. There is a Vietnamese saying “A bowl of soup for the old, a new shirt for the young.” A new shirt here is symbolic of the future while a bowl of soup represents temporariness, old people can have soup for that day but they might not the next day. Therefore, people who just take death for granted without fulfilling their destiny are those who are never prepared for significant decisions in the future, just holding on to their authority and being concerned about making ends meet.

But we should take into consideration the fact that Vietnamese people are often ambivalent, cunning, and disloyal and act like they are superior to others by talking about benevolence and kindness. For example, those who revel in authority, money and sexual relationships are always citing the lesson of “getting over temptations” from the Buddha but in fact, they never give up on such pleasures and sometimes even indulge themselves in these desires. A few decades ago, there was an illustrious writer who always said that “everything is meaningless” but as time passed, people noticed that everything is important and meaningful to him even when there was no hope or logic, he still fighted for power. There was another poet who was nearing retirement, feared that his seniors would not retire and step down to concede his position to him so he always insinuated that “I’m not sure whether I have achieved anything significant in my career but I’m sure that I will retire on time” but in fact, his retirement age had passed and he was still holding on to his position. Alas, words are always easier than actions. Only people with conscience can be treated with respect because they always stick to their words. He reminded me of a saying by Confucius “People of authority in the countryside are often immoral”


What is artistic literature? It is not simple like farming, if you are an artist and you do not have any success and achievements then you are a failure. And this failure is truly bitter. However, in order to avoid failure, the first thing people should do is to try. The second thing is to “climb the career ladder” and earn a high level position at the workplace to make up for their lack of ability; this also grants them with more benefits than others. Therefore, calculating every path and faking every smile, every handshake and every tear to exchange a path to eternity for a short-lived position at the workplace is rather unwise and injudicious because if you are wise enough you will never blow your own trumpet.


Here are some of my thoughts on life and death according to universal principle!

Hanoi 22/04/2020


(*): Nguoi Ha Noi: Hanoian


2. LẼ SỐNG VỀ CÁI CHẾT

(Paul Nguyễn Hoàng Đức)


Khởi đầu triết học, triết gia Socrate nói “Triết học là sự lo chết!” Tại sao vậy nhỉ? Vì “lo chết” là đường sinh - tử, cái quan trọng nhất của kiếp người cũng như vạn vật. Con người phải là nhân vật sống thì mới bàn và đáng bàn, chứ còn chết thì “chó chết hết chuyện”, có gì để bàn đâu?! Cái chết được tất yếu bàn đến trong triết học có lẽ nó là cặp hữu thể và hư vô không thể tách rời nữa. Và cái chết cũng là dự phóng thời gian tính của đời người một cách tự nhiên, nghĩa là dù người ta nghĩ hay không thì bánh xe vẫn lăn đến. Nhưng có hai cách nhìn, người có đạo tin vào kiếp sau như Socrate tin vào xứ sở của thần thánh mà ông hoan hỉ uống bát thuốc độc. Bát thuốc độc của ông khiến nhiều người ganh tỵ đến mức triết gia Nietzsche đã tức tối reo lên “Không! Bát thuốc độc không phải trao cho Socrate, mà chính Socrate trao mình cho thuốc độc!” Bát thuốc độc đó, sau này là thập giá đóng đinh Chúa Jesus đã hóa thành bất tử.


Socrate bàn, người ta buồn ngủ, rồi ngủ say, để thức tỉnh sống và làm việc có chất lượng. Thì cái chết với mục đích của thời gian cũng tạo ra một giá trị tích cực khác như Socrate chết cho hạt mầm công lý, còn Chúa Jesus thì chết cho một công lý tối hậu để cứu độ trần gian mê muội gian trá! Và người ta sống làm việc tích cực, an lành, từ thiện để có được giấc ngủ bình an không phải dằn vặt, trăn trở?! Ở Âu Mỹ, người ta vui sống như các ông bà già, khoác ba lô lên vai làm Tây ba lô đi chu du khắp thế giới, bà già chín mươi còn tập nhảy dù, nhưng ở Việt Nam thì sao, vừa từ đồng ruộng thoát ly lên thành phố, chưa đi làm đã nghĩ đến về hưu được hưởng cái gì (99%), nếu không chứng kiến phong trào Tây du lịch, người Việt, rồi Á Đông có ai nghĩ đến du lịch khi mà chỉ chăm chăm nghĩ “ta về ta tắm ao ta…” hay “xểnh nhà ra thất nghiệp”…


Khi nghĩ đến cái chết từ mọi chiều hướng, người ta luôn nghĩ “cuộc sống sau cái chết” (the life after death), như chết thành linh hồn, được thờ cúng ra sao… Nhưng có một điều chí lý chắc chắn sẽ xảy ra: cái chết của mỗi người đáng trọng hay đáng khinh, đáng cư xử thế nào đều phụ thuộc vào cuộc sống của họ trước kia. Có danh ngôn: “Người ta được đối xử tôn trọng ngang với những gì, người ta cống hiến cho người khác!” Người Việt có câu “Thế gian chuộng của chuộng công/ nào ai có chuộng người không bao giờ!” Không có kẻ nào sống vô cảm, vô tích sự mà lại được người đời tôn trọng!


Mấy chục năm trước khi tôi ngồi cùng dăm nhà thơ, nhà văn ở sân trước 19 Hàng Buồm, tòa soạn báo Người Hà Nội, nhà thơ Chử Văn Long có nói một điều đã ngẫm nghĩ sâu: “Ở Nga hay nước ngoài, có nhiều nhà thơ tự tử, nhưng ở ta sao chẳng thấy có ai?!” Nhà thơ dẫn ra nhiều cái tên.


Tại sao vậy? Vì nhà thơ với cấu trúc của một bài thơ gọn nhẹ, làm cho người ta xung kích với tốc độ cao để đạt đến tột đỉnh vinh quang. Thời gian vinh quang bao giờ cũng ngắn, sau đấy phải sống trầy trật lê thê giữa thói quen nhàm chán hàng ngày, các nhà thơ này nảy sinh bất mãn chính bản thân và cuộc sống của mình, nên họ tự tử?!


Ai có thể tự tử? Người tuyệt vọng nhất! Ai bị rơi vào thung lũng tuyệt vọng nhất? Kẻ đã vinh quang nhất! Vinh quang càng bắn cao như pháo thăng thiên thì tuyệt vọng rơi xuống càng nhanh! Rồi ai có mộng lớn thì mới rơi vào vỡ mộng đến mức tuyệt vọng! Nhà cao thì mới đổ, như tháp đôi ở New York chẳng hạn, lều lá chuối thì đổ làm gì có tiếng động ngoài từ “xoẹt”?! Napoleon, người vinh quang bậc nhất thế giới, càn qua châu Âu như quét rác, thì khi bị bắt đầy lên đảo Thánh bà Helen mới đòi tự tử. Một cận thần có học của ông liền bảo: “Người ta nên sống hết số phận của mình!” thì ông mới thanh thản sống.


Người tự tử một là tuyệt vọng khi rơi khỏi đỉnh cao vinh quang, hai như văn hào Nga Dostoievski bàn: đó là những người phải có lương tri cao! Cũng là người dám ra tự quyết về đời mình! Còn những thứ cấp độ con sen thằng ở chỉ biết theo đuôi, làm sao có thể ra quyết định về đời mình, mà như thứ dây leo hoặc phù du người ta chỉ biết sống theo?!


Vài năm trước, nhân một bữa tiệc năm mới, trong lúc vui vẻ mọi người chưa kịp đề phòng một nhà thơ lại lạm dụng để đọc thơ ỉ on, véo von… nhà thơ vẫn rơi vào chủ nghĩa thê lương của tuồng chèo, đem cái chết của mình ra làm duyên khoe mẽ… khi nghe, tôi biết là hỏng rồi, vì anh ta cháy túi tâm hồn đến độ, phải dùng cái vốn “hiếu sự” của mình ra làm thơ, cũng có nghĩa anh ta đã tiêu hết vốn của hiện tại, mà xin ngân hàng thời gian cho vay cả sự kiện chết để làm thơ nước mắt…


Các chuyên gia phương Tây bàn rất kỹ: Tuổi trẻ tương lai ở phía trước. Người già tương lai ở phía sau. Người Việt nói “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới!” Áo mới cho trẻ là biểu hiện của tương lai! Còn bát canh cho người già là ăn trực tiếp, nay ăn mai chắc gì đã húp?! Vì thế mà sống chưa hết số phận hay định mệnh của mình mà chỉ thấy mộ ở phía trước là người không hề có dự phóng tương lai, cũng như chẳng hề đầu tư bất kể gì trọng thị ngoài giá áo túi cơm và xơ mít gắn chặt ghế ngồi?!


Nhưng chúng ta nên hiểu cái người Việt thường nước đôi, gian manh, trí trá, hay cao giọng nói kiểu “thiện – đạo”. Như đang hám quyền, hám tiền, hám gái mà cứ luôn miệng dùng câu của Đức Phật là “buông bỏ”, thực tế ra thì họ có buông bỏ cái gì đâu, thậm chí gi gỉ gì gi cái gì cũng nắm. Cách đây mấy thập niên, có nhà văn nổi tiếng cực đỉnh luôn, trên miệng anh thường trực một câu trưng diện “vô nghĩa cả thôi”, nhưng thời gian qua đi, người ta thấy với anh cái gì cũng có nghĩa, ngay cả khi không có chút hy vọng và logic gì, anh cũng muốn chen chân vào ban chấp hành… Còn một nhà thơ nữa, lúc dăm chục tuổi, sợ không quan lớn nào về hưu nhường chức cho mình, anh ta mạnh bạo nói thường xuyên: “Tôi không biết đời tôi có thành gì không, nhưng chắc chắn tôi sẽ về hưu đúng tuổi!” nhưng giờ anh ta đã qua ngưỡng đó nhiều rồi người ta vẫn thấy đít quần anh ta dính cả đống nhựa mít?! Than ôi, giữa nói và làm xa nhau lắm. Phải có lương tri thì mới dám sống “tâm phục khẩu phục”, lời nói đi đôi với việc làm. Nhìn anh tôi lại nghĩ đến câu nói của Khổng Tử “Hương nguyện đức chi tặc giã”.


Văn chương nghệ thuật là gì? Không phải như làm nông, mà làm nghệ thuật nếu không thành công, không có vinh quang thì thất bại. Thất bại đó ê chề lắm. Nhưng để tránh thất bại, cách đầu tiên người ta sẽ cố! Còn cách thứ hai người ta leo chức để lấy ghế bù đắp cho tài năng, cũng như nó cho phép người ta được trở thành giá áo túi cơm lớn hơn người?! Vậy thì khôn ngoan tính toán mọi nẻo đường, chi ly từng nụ cười, từng cái bắt tay, hay giọt lệ rơi vãi giả đò mà đổi cả con đường cắm vào vĩnh cửu lấy cái ghế vài năm thì là dại dột, đại dại dột, chứ khôn ngoan gì mà cứ leo lẻo khoe khoang?


Xin tâm sự về lẽ sống – chết theo nguyên lý duy phổ quát cùng các bạn!

Paul Đức 22/4/2020







1 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page