top of page
  • Nguyen Hoang Duc

HŨ TƯƠNG THỐI Á ĐÔNG

Đã cập nhật: 28 thg 5, 2023


Cụm từ “Hũ tương thối" dành cho cả tỉ người Trung Hoa” (tất nhiên mở rộng ra còn là những vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa), không phải của tôi, mà của nhà văn Bá Dương viết trong “Người Trung Quốc xấu xí”. Hũ tương là biểu tượng của một thứ nước chấm sền sệt, nhầy nhầy, bản thân nó đã có mùi khăn khẳn của nước chấm, vậy mà nó còn thối nữa nghĩa là khăn khẳn hai lần. Và nó là một bản thể không thể trong, mà là một cái gì hôi hám không minh định nổi. Theo tác giả, người Hoa không có cốt cách minh bạch vĩ đại, vậy cho nên, rất nhiềucông ty của Trung Quốc phải thuê người Tây làm kế toán. Vì người Hoa không có khả năng minh định để làm kế toán. Cũng bởi vì họ luôn để cảm xúc cũng như tình cảm chen vào. Điều này Tôn Trung Sơn đã viết thật thẳng thắn và cay đắng: vì chỉ có gia tộc và tông tộc mà không có quốc tộc, nên Trung Quốc đông dân nhất thế giới, cũng chỉ là một bãi cát rời rạc. Trong con người, xã hội và vũ trụ thì tư tưởng cao nhất, bởi vì đơn giản bộ não nằm cao nhất trong cơ thể. Tư tưởng chỉ có thể có bằng đối thoại. Đối nghĩa là đối đầu. Thoại nghĩa là nói. Gần như tuyệt đối người Á Đông không có khả năng đối thoại. Cụ thể như Tôn Trung Sơn nói; Trung Quốc suốt dòng lịch sử không hề có mấy câu “Cá nhân”, “Độc lập”, “Tự do” mà chỉ có "thảo dân", "phụ thuộ"c, và "nô tài"… Cụ thể hơn, người Á Đông không hề có các môn như PHÊ BÌNH, mà chỉ có lời bình kiểu của Kim Thánh Thán. Âm nhạc thì truyền khẩu dạng quả bầu cắt đôi hay kèn lá, í ới truyền nhau, nên mỗi vùng chơi mỗi khác…

Trong văn học, kịch, thơ, và cả các nghệ thuật khác yếu tố kịch tính là cao nhất, bởi vì ở đó có Đối Thoại để nảy sinh Tư tưởng. Và từ Tư tưởng mới có Hành động. Nhưng do người Á Đông không có khả năng đối thoại nên văn chương nghệ thuật của họ luôn nhạt nhẽo yếu ớt. Tôn Trung Sơn đã nói rõ điều này; sách Trung Quốc càng đọc ít càng tốt, không đọc là tốt nhất, bởi nó chỉ chứa bạo lực và mưu mẹo ‘ăn người’.

Tất cả những người thành công ở châu Á từ đầu thế kỷ 20 đến nay, như thánh Gandhi, Targo, hay Tôn Trung Sơn, Lỗ Tấn thì do Tây học. Không có các người thuộc hũ tương thối thành công. Và ta không nên ảo tưởng về cơ hội giành cho hũ tương này?!


Người châu Á có mấy thói xấu bất tài bị vạch mặt chỉ tên sau: * Dạy và học bí truyền, thầy giữ nghề để kiếm cơm theo vụ mùa (hiện nay học thêm mới dạy bài hay, học chính dạy qua loa, cũng là cách nghĩ này). * Nói về bất kể cái gì cũng bảo “không đúng đâu”, nhưng chính mình không thể chỉ ra “cái gì là nó”. Người Trung Quốc sau nhiều thế kỷ giả vờ không hiểu được mấy từ “chi hồ giả dã” là vậy. * Tư duy cầu tính, nói vòng vo, cho đến tận bây giờ với vô số các hội nghị quốc tế, các nhà khoa học châu Á chỉ đưa ra ý kiến giải pháp chung chung, vì thế hội nghị không bao giờ hy vọng có ý kiến bùng nổ ở người châu Á.


Ngôn ngữ là tư tưởng, nếu ngôn ngữ không thông điệp tư tưởng hay thực tại thì ngôn ngữ không có nội dung và vô ích. Ngay từ “lửa hay lụt” là thông tin để người ta chạy. Hoặc từ “Con có đói không?” hoặc “Em có yêu anh không?” … là để hiểu nội dung thiết thực.


Vì không đối thoại tìm tri thức và tư tưởng, sách châu Á chỉ bình tán hươu vượn kiểu "sắc sắc không không" nên người châu Á khó trưởng thành và khó tự tin. Tại sao? Nếu anh chỉ đọc sách nạp thông tin, thì không bao giờ thông tin là đủ, và đó là nô tài. Chỉ khi anh học phán xét, anh mới trở thành ông chủ. Học mà không phán xét thì học vô ích. Cái học Á châu không thể có môn phê bình chính là do cái học vô ích và nô tài.


Ở đời tự nhiên là con chim có cánh thì bay, con cá có vây thì bơi, con người có ngôn ngữ thì cần sử dụng ở cấp độ cao nhất là đối thoại. Người ta thấy các môn thể thao có đối kháng như bóng đá mới đông người xem. Tôi cũng vậy, tôi rất muốn đối thoại hẳn hoi để tìm kiếm tri thức và sự thật “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Nhưng người châu Á nói chung và người Việt nói riêng không như vậy, mà ngôn ngữ của họ chủ yếu là để “Người khôn ăn nói nửa chừng/ Làm cho kẻ dại nửa mừng nửa lo.” Và họ đến hội tụ để mà “Được ăn/ được nói/ được gói mang về.” Có rất nhiều người khi gặp gỡ chỉ khoe chuyện vợ con, để người nghe cả nể, không dám so đo với vợ con họ. Đấy là gì? Đấy có phải sự nối dài của con chim sang vợ và con không? Than ôi, trình độ sống, tư tưởng không có đành khoe xuống chim thì có buồn không?


Thường khi nói chuyện, tôi phải dùng đến 90% năng lực để co quắp mình lại. Vậy mà cuối cùng vẫn bị thủ thỉ các màn giáo huấn “ông phải khiêm tốn, ông không nên làm mếch lòng người khác…” Than ôi, tại sao không để chúng ta cùng tranh luận để tìm kiếm vấn đề, mà lúc nào cũng quay về khiêm tốn. Quí vị thử nghĩ và trả lời thẳng thắn cùng tôi: Có phải lúc nào cũng tìm kiếm sự hạ mình mà người Á Đông trông nô tài đến vậy?


Tất cả những điều tôi nói là "thủ thỉ tâm tình" chia sẻ mong chỉ ra cốt lõi của Á Đông, và mong chúng ta cùng tiến bộ. Nhưng không có nghĩa là rủ rê theo chủ nghĩa tình cảm, quí vị nào thấy cần phải tranh luận hẳn hoi ra trò, xin đừng nương tay. Dường như tôi chưa bao giờ phải vận động năng lực của mình quá vài phút cả. Rất mong những anh hùng hảo hán cho tôi một bài học “đổ vỡ, tan nát, kinh hoàng”, kẻo mà tôi lại phải xưng danh “độc cô cầu bại” thì lại bị chuốc lấy kiêu căng? Muốn hiểu và đong đo chính bản thân mình, quí vị phải lên xới. Lên xới, một là vinh quang, hai là thất bại, ba là hòa. Mọi việc sẽ rõ ràng ra.

Nhưng bài này tôi viết, chủ yếu không có mục đích để ném găng, mà muốn biểu tỏ tâm trạng và hoàn cảnh của mình. Rất mong tri ân với các bạn!


Paul Đức 09/02/2015



12 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page