Theo nghiên cứu, đa phần các vụ tự tử thường diễn ra vào đêm gần sáng. Tại sao? Vì những con người tuyệt vọng với một câu hỏi sinh – tử thao thức suốt đêm trường đã không tìm ra nổi lý do cho đời sống của mình. Họ trăn trở, tìm kiếm, dày vò, hành hạ tâm hồn, truy vấn lương tâm, giống nhân vật rất điển hình Ivan trong tác phẩm bất hủ “Anh em nhà Caramadop” của đại văn hào Dostoievski, sau cái chết của cha, Ivan ngồi ngập mình trong bóng tối đè nặng, và suy tưởng, bỗng có một chuỗi cười khanh khách trong tâm hồn y nổi lên, hỏi rằng “Ivan có ta không?” y liền đáp, “không, ngươi chỉ là giấc mơ của ta thôi!” …Giọng nói bên trong của y liền bảo “ta chỉ là giấc mơ của ngươi nhưng ta luôn luôn tồn tại !” Vậy đấy, trong mặc cảm tội lỗi, Ivan không cách nào chạy trốn khỏi lương tâm của y, cho dù y chỉ coi tâm hồn như giấc mơ hay cái bóng, thì nó vẫn cứ luôn luôn là cơn ám ảnh không cách gì vứt bỏ.
Một văn hào có viết: Tôi chưa thấy ai vì đói khổ mà tự tử, trái lại, người ta càng khổ cực thì càng ham sống, nhưng tôi đã thấy rất nhiều chiếc cổ treo trên dây thòng lọng vì không tìm được lý do cho đời sống của mình.
Lương tâm con người chính là tòa án của họ. Văn hào Dostoievski đã từng viết: “Tâm hồn là bãi chiến trường giằng co giữa quỉ và người”. Trong đêm trường, cũng như suốt ngày thường trực, khi con người tự vấn lương tâm, là lúc mà quan tòa tra xét tội đồ, là lúc con người giành giật quyền sống cao thượng với quỉ thấp hèn của dục vọng, lúc mà quỉ thắng, lúc mà tâm hồn không kiếm được một cuộc đình chiến khả dĩ, nó tuyệt vọng không tìm ra cơ hội cũng như ánh sáng hy vọng cuối đường hầm, thì nó buộc phải tìm đến cái chết. Chỉ có khi quan tòa lương tâm xét xử, rồi buộc phải tha bổng, hoặc tâm hồn tìm được một miễn chiến bài hẹn tái đấu với quỉ, mong tìm thấy cơ hội chiến thắng của phần người trên phần quỉ, thì con người mới thức dậy, hẹn quay lại chiếc giường khi màn đêm buông xuống, để tiếp diễn cuộc đấu tranh giằng co của lương tâm.
Trong thần thoại Hy lạp, một kẻ nào mắc tội, đặc biệt là trọng tội giết người, hắn liền tìm cách tẩu thoát, nhưng các vị thần, đặc biệt là vị thần của lương tâm lúc nào cũng truy sát hắn, làm hắn thất điên bát đảo, chân chạy trốn vật vã vất vưởng, tâm hồn xáo lên trộn
xuống, vật lộn tơi bời thống khổ, đến lúc hắn không còn thiết sống nữa, chỉ muốn đầu thú hoặc tìm đến cái chết để giải phóng mình khỏi cơn hành hạ bất cứ đâu, bất kỳ lúc nào.
Ai cũng yêu mình nhất! Trong thần thoại Hy Lạp, có câu chuyện nổi tiếng của chàng Naccisse. Chàng đẹp lắm, đẹp đến mức chàng chẳng thiết ngắm ai, chỉ thích ngồi bên bờ suối để tự ngắm mình. Một lần chàng ngắm, rồi buồn da diết khi tự hỏi, ta đẹp thế cũng để làm gì vì ta chẳng được ai yêu cả, dày vò mãi, chàng lao đầu xuống nước, đúng vào chiếc bóng của mình, để yêu chính cái bóng của mình. Đó là tình yêu vị kỷ, yêu chính cái tôi của mình, và kết cục đáng thương thay, tình yêu đó phải chết.
Lương tâm là gì? Pirandello đã viết: “Lương tâm đó chính là kẻ khác ở trong ta”. Đó là định nghĩa dễ hiểu nhất của lương tâm. Khi ta tự vấn, làm cái này sai hay đúng, cuộc sống chỉ sống với người khác thì ta mới mắc lỗi, còn nếu ta sống một mình trên hoang đảo thì làm gì cũng được, nghĩa là ta luôn luôn nhân danh người khác để tự hỏi mình, nếu lỗi nhỏ “người khác” tha thứ được, thì ta còn yên ổn sống; còn lỗi lớn “người khác” bất khả tha thứ, tức là ta đã không kiếm được cơ hội hòa giải trong tâm hồn mình, ta đành đi tìm sự kết thúc…
Theo nghiên cứu, đa phần các vụ tự tử thường diễn ra vào đêm gần sáng. Tại sao? Vì những con người tuyệt vọng với một câu hỏi sinh – tử thao thức suốt đêm trường đã không tìm ra nổi lý do cho đời sống của mình. Họ trăn trở, tìm kiếm, dày vò, hành hạ tâm hồn, truy vấn lương tâm, giống nhân vật rất điển hình Ivan trong tác phẩm bất hủ “Anh em nhà Caramadop” của đại văn hào Dostoievski, sau cái chết của cha, Ivan ngồi ngập mình trong bóng tối đè nặng, và suy tưởng, bỗng có một chuỗi cười khanh khách trong tâm hồn y nổi lên, hỏi rằng “Ivan có ta không?” y liền đáp, “không, ngươi chỉ là giấc mơ của ta thôi!” …Giọng nói bên trong của y liền bảo “ta chỉ là giấc mơ của ngươi nhưng ta luôn luôn tồn tại !” Vậy đấy, trong mặc cảm tội lỗi, Ivan không cách nào chạy trốn khỏi lương tâm của y, cho dù y chỉ coi tâm hồn như giấc mơ hay cái bóng, thì nó vẫn cứ luôn luôn là cơn ám ảnh không cách gì vứt bỏ.
Một văn hào có viết: Tôi chưa thấy ai vì đói khổ mà tự tử, trái lại, người ta càng khổ cực thì càng ham sống, nhưng tôi đã thấy rất nhiều chiếc cổ treo trên dây thòng lọng vì không
tìm được lý do cho đời sống của mình. Lương tâm con người chính là tòa án của họ. Văn hào Dostoievski đã từng viết: “Tâm hồn là bãi chiến trường giằng co giữa quỉ và người”. Trong đêm trường, cũng như suốt ngày thường trực, khi con người tự vấn lương tâm, là lúc mà quan tòa tra xét tội đồ, là lúc con người giành giật quyền sống cao thượng với quỉ thấp hèn của dục vọng, lúc mà quỉ thắng, lúc mà tâm hồn không kiếm được một cuộc đình chiến khả dĩ, nó tuyệt vọng không tìm ra cơ hội cũng như ánh sáng hy vọng cuối đường hầm, thì nó buộc phải tìm đến cái chết. Chỉ có khi quan tòa lương tâm xét xử, rồi buộc phải tha bổng, hoặc tâm hồn tìm được một miễn chiến bài hẹn tái đấu với quỉ, mong tìm thấy cơ hội chiến thắng của phần người trên phần quỉ, thì con người mới thức dậy, hẹn quay lại chiếc giường khi màn đêm buông xuống, để tiếp diễn cuộc đấu tranh giằng co của lương tâm.
Trong thần thoại Hy lạp, một kẻ nào mắc tội, đặc biệt là trọng tội giết người, hắn liền tìm cách tẩu thoát, nhưng các vị thần, đặc biệt là vị thần của lương tâm lúc nào cũng truy sát hắn, làm hắn thất điên bát đảo, chân chạy trốn vật vã vất vưởng, tâm hồn xáo lên trộn xuống, vật lộn tơi bời thống khổ, đến lúc hắn không còn thiết sống nữa, chỉ muốn đầu thú hoặc tìm đến cái chết để giải phóng mình khỏi cơn hành hạ bất cứ đâu, bất kỳ lúc nào.
Ai cũng yêu mình nhất! Trong thần thoại Hy Lạp, có câu chuyện nổi tiếng của chàng Naccisse. Chàng đẹp lắm, đẹp đến mức chàng chẳng thiết ngắm ai, chỉ thích ngồi bên bờ suối để tự ngắm mình. Một lần chàng ngắm, rồi buồn da diết khi tự hỏi, ta đẹp thế cũng để làm gì vì ta chẳng được ai yêu cả, dày vò mãi, chàng lao đầu xuống nước, đúng vào chiếc bóng của mình, để yêu chính cái bóng của mình. Đó là tình yêu vị kỷ, yêu chính cái tôi của mình, và kết cục đáng thương thay, tình yêu đó phải chết.
Lương tâm là gì? Pirandello đã viết: “Lương tâm đó chính là kẻ khác ở trong ta”. Đó là định nghĩa dễ hiểu nhất của lương tâm. Khi ta tự vấn, làm cái này sai hay đúng, cuộc sống chỉ sống với người khác thì ta mới mắc lỗi, còn nếu ta sống một mình trên hoang đảo thì làm gì cũng được, nghĩa là ta luôn luôn nhân danh người khác để tự hỏi mình, nếu lỗi nhỏ “người khác” tha thứ được, thì ta còn yên ổn sống; còn lỗi lớn “người khác” bất
khả tha thứ, tức là ta đã không kiếm được cơ hội hòa giải trong tâm hồn mình, ta đành đi tìm sự kết thúc…
Paul Đức Đ 20/04/2019
Comments