top of page
  • Nguyen Hoang Duc

HÒA GIẢI VÀ CỘNG HÒA

Có những nhà làm sách đã nói: Dù cho tất cả các thư viện trên đời cháy hết, nhưng chỉ còn cuốn “Cộng hòa” của Platon còn lại là đủ. Tất nhiên đó là một cách nói cường điệu thậm xưng, nhưng chính nhờ sự thái quá của đó, người ta mới bừng tỉnh để nhận ra giá trị của cuốn sách Cộng hòa. Cuốn sách đó, đúng hơn nền cộng hòa là gì mà quan trọng thế ? Bời vì xét triệt để thấu đáo tận cùng, thì chỉ có nền cộng hòa mới bắt đầu chứng minh con người có tổ chức xã hội đã thoát thân khỏi luật rừng để hình thành cái gọi là của con người, cũng như giá trị nhân loại. Tại sao? Tất cả các bầy thú như đàn voi, đàn hươu, đàn trâu, hay như bầy ong, bầy ruổi… đều hình thành tổ chức sức mạnh tự nhiên, con đầu đàn khỏe nhất đã thống lĩnh và dẫn dắt tất cả các con trong đàn. Thậm chí con đầu đàn còn hưởng lạc thức ăn ngon (con trâu đầu đàn với bãi cỏ tươi non nhất),nhiều con cái hơn (như dê cụ cai quản bầy cái cho riêng mình)… Con người thì sao? Trong những bộ lạc hay sắc tộc sơ khai, hình thức quyền lực sơn lâm cũng tự nhiên nảy nở, kẻ khôn nhất , mạnh nhất , già làng , hoặc trưởng bản được tôn sùng như một người mang quyền hành cao nhất. Ngay cả nhà nước phong kiến của vua chúa ra đời, thì cũng chỉ là thứ tổ chức sơn lâm được vặn “vô-lum”lên mà thôi. Triết gia John Stuart Mill tác giả cuốn sách nổi tiếng thế giới “On Liberty” ( Bàn về tự do ) đã từng quan niệm: những triều đại nhà nước phong kiến không có lịch sử bởi vì họ chỉ sống theo truyền thống chứ không phải cơ chế vận động của tinh thần để làm ra lịch sử. Đó là lý do để nhiều nhà làm sách cũng như nhân loại nói chung phải tôn vinh lý tưởng “Cộng hòa” của Platon. Bởi vì đó là thời điểm chính thức, hệ thống và kinh viện nhấc bổng con người thoát thai khỏi lề luật sơn lâm để tạo ra nhà nước của con người cũng như giá trị nhân loại. Vietnamnet.vn mới đây ngày 9 tháng 9, có mở ra chuyên mục “Hòa giải và yêu thương”. Bằng sự soi sáng của con đường mà nhân loại đã đi hơn hai nghìn năm nay, chúng ta hoàn toàn thấy rõ: -Một: nhân loại không thể sống hòa bình nếu không hòa giải. -Hai: Sự hòa giải luôn tất yếu phải dẫn đến xã hội cộng hòa. Đó là sự soi sáng và hiện thực của một nhân loại đấu tranh, nhận thức và xây dựng hơn hai nghìn năm qua. Khởi từ triết gia tổ sư Socrate bàn luận trên những đường phố của HyLạp, triết gia Platon đã ghi – viết thành sách. Rồi lịch sử đã ngủ vùi trước lý thuyết cộng hòa coi nó như một lý tưởng ở trên trời, không cách gì hạ từ miệng các triết gia xuống đất đứng nơi bàn chân phàm tục đang dẫm lên cả. Nhưng kỳ diệu thay, hạt giống cộng hòa đãlen lỏi nhú mầm từ lúc nào khôngbiết, nó dần dần lớn lên, từ nguyên lão nghị việnAthen, đến cộng hòa La Mã, đến nghị viện quân chủ Anh quốc, rồi đến Cuộc cách mạng Pháp năm 1789, kể từ đó đã bùng lên một luồng gió cộng hòa tràn đi toàn thế giới. Cho đến ngày nay, nền cộng hòa đã hình thành và phát triển đến mức có thể nói: hầu như không có quốc gia nào muốn đứng tách khỏi qui chế cộng hòa, bởi lẽ, không phải cộng hòa thì cũng đồng nghĩa với kém phát triển và bán khai mọi rợ. Đó là con đường của thựctiễn lịch sử đủ đểtôn vinh cuốn sách về lý thuyết cộng hòa của Socrate và Platon. Cộng hòa là gì? Theo chữ Latin, nó có gốc là Public, tức là nhóm công cộng. Suy rộng ra theo cả nghĩa Hán Việt, thì cộng hòa nghĩa là : cộng đồng hòa hợp chung sống. Hoặc tương tự là cộng tồn – hòa hợp chung sống. Còn cụ thể, nghĩa đen, tức là chúng ta khôngthể hiểu khác đi, Socrate bàn: Cộng hòa nghĩa là chia sẻ quyền lãnh đạo cho tất cả các thành phần của dân chúng. Bởi vì không có nền cộng hòa này, thế giới sẽ liên miên mâu thuẫn, giành giật, rồi chém giết lẫn nhau, người ta không thể nào được sống trong hòa bình. Mà toàn bộ lịch sử đã là chứng nhân cho việc này. Xã hội có hai loại người chính: kẻ trên và người dưới, hay ông chủ và đầy tớ. Ông chủ luôn luôn lấy quyền bề trên của mình để ức hiếp kẻ dưới, kẻ dưới không đủ sức chống cự thì tìm cách lãn công, cứ vắng ông chủ là vui chơi, hoặc rúc vào góc nhà kho ngủ, hoặc ăn cắp, chi tiêu gian để tìm cách lấy lại tiền công… Mâu thuẫn dần tăng lên, cho đến khi ông chủ đuổi việc hay đánh đập đầy tớ, đầy tớ cậy đông liền chống lại. Ông chủ bèn gọi cảnh sát và quân đội đến , lực lượng này bao giờ cũng gần gũi với giới chủ, bởi vì giới chủ có nhiều người tham gia triều chính. Quân đội đến đàn áp, giới đầy tớ thua, họ liền ôm hận làm những cuộc khởi nghĩa lớn hơn, để giành giật lại thế đứng của mình. Như vậy, khi kẻ trên hoặc kẻ dưới chỉvì lợi ích của mình, thì sẽ ấp ủ những cuộc tranh sát tương tàn.

Paul Đức 22/04/2015

0 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page