top of page
  • Nguyen Hoang Duc

HIỆN THỰC TÁCH BIỆT GIỮA SỐNG, KHOA HỌC & ĐẠO

Cuộc sống trước hết theo “khởi từ quan niệm” là thực tiễn khoa học. Khoa học lấy thực tại và hiện thực là gốc. Chẳng hạn đôi trai – gái muốn yêu nhau rồi lấy nhau, trường học ở Âu Mỹ dạy các giờ về giới tính học, trách nhiệm giới tính, giữ gìn về sinh tình dục, chưa sẵn sàng sinh đẻ thì ngừa thai như uống thuốc hay dùng bao cao su…

Khoa học là gì? Tiêu chuẩn của nó luôn là đối tượng, hay còn gọi là “Khách vật”, đó cũng còn gọi là Khách quan, nghĩa là nhìn vạn vật như đối tượng của vật chất theo con mắt của ngũ giác: nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ. Khách quan được dịch theo từ Objective – từ gốc của nó Objet là Đối vật. Từ đây, khoa học có tiêu chuẩn tiên quyết và tối hậu là phải THỰC CHỨNG, có nghĩa: muốn trở thành khoa học thì phải thí nghiệm để thực chứng vấn đề. Phiên tòa xét xử ai muốn có công lý thì phải có người làm Chứng. “Công lý là người thứ ba”. Không có người làm chứng thì không có phiên tòa nào diễn ra cả! Vì nó chỉ còn là bị can tố bị cáo nhì nhằng cãi qua cãi lại, chẳng có sở cứ nào mà xử!

Còn Đời và Đạo khác nhau cái gì? Đó cũng còn gọi là khác nhau giữa thế tục và Duy Thần thánh. Cái khác nhau chính là: Đời thì có ân ái nam – nữ, còn theo Đạo nói chung là buộc phải diệt Dục. Đời nói chung là cách thụ hưởng hạnh phúc dựa trên ngũ giác của cơ thể như: “Ngũ âm mà khôn xiết nghe, ngũ vị mà khôn xiết nếm, ngũ sắc mà khôn xiết nhìn…” sắc giới mà khôn xiết khoái… Càn khôn tạo cho con người nhiều dục vọng nhất để dào dạt nhiều hưởng thụ khoái lạc nhất, về đồ ăn con người ăn tất cả chim trời, cá nước, đồ uống thì nào rượu nào bia, sắc dục thì quanh năm không có mùa, trong khi đó nhiều con vật chỉ theo mùa hay 1 ngày/1 năm. Vì dục vọng của con người vô bờ như vậy nên các tôn giáo muốn huấn dụ người ta liêm khiết dục vọng, cũng như dục vọng chính đáng có bổn phận với nhau, mà không gieo đau khổ cho nhau như dẫn đến ruồng bỏ, ghen tuông, các màn hủy diệt bằng a xít, dao hay súng…


Có danh ngôn: “Vì con người muốn ba thứ chính: 1- tiền bạc nên phải có ngân hàng (tài chính), 2- quyền lực nên phải có chính quyền, 3- tình dục nên phải có gia đình.”

Suy rộng ra, vì sự tồn tại và phát triển chính của loài người nên cũng có 3 thứ sống chính: 1- Sống thế tục, để tồn tại con người duy vật chất cho cơ thể, 2- Sống khoa học, để khả thi vật chất hữu dụng khách quan, 3- Sống tôn giáo, để thỏa mãn tâm linh, duy tinh thần (tôi xin bảo vệ ý tưởng này là của mình).

Đức Phật Thích Ca đã để lại bài học từ thế tục đến giác ngộ. Mở đầu Phật là Thái tử sống trong cung vua phủ chúa, vợ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, ngoài ra cũng có vô số cung tần mỹ nữ, nhưng đến lúc Ngài chán, Ngài bỏ đi tìm đường giác ngộ, cho đến khi tìm thấy chân lý giải thoát khổ đau. Về sau nhiều trẻ nhỏ Ấn Độ theo đạo Phật, mở màn đi tu tìm sự tu dưỡng thuần khiết, tu xong về nhà lấy vợ, sau khi đã sinh con vào lúc trung niên thì lại khăn gói lên chùa để khiết tịnh dục vọng làm thầy tu.

Đời và Đạo rồi khoa học có những hàng rào để tách bạch tương đối. Giống như môn bóng đá cố tình dùng tay chơi thì bị đuổi liền (trừ thủ môn); muốn dùng tay chơi bóng thì là môn bóng rổ, bóng chuyền… Không có sự thuần khiết tương đối hoặc theo qui tắc sẽ không có các môn thể thao riêng rẽ. Sự lẫn lộn của các ngành, như người Việt nói: ngô không ra ngô, khoai không ra khoai, nửa đời nửa đạo, dở ông dở thằng, nửa nạc nửa mỡ, hâm hấp, dở đục dở trong… Tóm lại là loại không ra gì! Cuộc sống là những chặng đường của hiện thực, mà dù tài giỏi như Phật Thích Ca cũng không thể nhập nhèm trộn lẫn đời và đạo, mà Ngài dứt đời mới đi tìm đạo…

Triết gia Hegel, một ông tổ của lịch sử hiện đại cho rằng: châu Âu thời trung cổ và phục hưng không phát triển vì trộn lẫn 2 giá trị của đời và đạo. Đó là nhà thờ không duy niệm thuần túy cứ can thiệp vào đời sống duy sinh của nhà nước, khiến quốc gia nửa đời nửa đạo, dở ông dở thằng, ngay Hoàng đế Napoleon muốn phong vương hay lấy vợ cũng phải kỳ cạch bò sang tận Vatican để Giáo hoàng làm nghi lễ…

Nhà bác học thiên tài Einstein có nói về Á Đông: dốt nát lạc hậu vì từ chối hiện thực. Hiện thực là tối cao của thực tế cũng là đời sống và khoa học mà lúc nào cũng bảo nó không có, chỉ là sắc sắc – không không thì làm sao tiến bộ?! Khi từ chối khoa học, cũng là từ chối khách thể tột cùng tối cao thì làm sao khôn được?! Lúc nào cũng sống lờ đờ như người say không dám bước ra khỏi cơn mê sảng để chạm vào hiện thực khác quan của cuộc đời, cải tạo nó, làm sao sung sướng, hạnh phúc và phát triển?!

Nhiều người đang sống thực tiễn như có người yêu, gia đình, hay con cái…thì phải mưu cầu cái cụ thể chứ, sao lại lấy những tiêu chuẩn đi đạo ra mà dạy khôn họ, như vậy chẳng phải chỉ là thứ dùng dằng nửa đạo nửa đời ư? Tôi nghĩ nếu người ta không sống chuẩn thì chẳng có môn chơi, cũng như khó lòng hạnh phúc?! Mà như vậy cũng là u u - minh minh thường trực làm sao thức tỉnh để nhận ra thế giới?! Cho đến bây giờ, trừ Nhật Bản, còn châu Á vẫn dốt nát lạc hậu vì thứ lối sống thập cẩm đồng nát, trộn lẫn lung tung giữa đạo và đời lẫn khoa học.

Paul Đức 09/4/2022


Tranh về biển: từ Internet

3 lượt xem0 bình luận

Commenti


bottom of page