top of page
  • Nguyen Hoang Duc

CẦN ĐÀO THẢI TƯ DUY BÙN NÁT THẬP CẨM TRONG NỀN VĂN MINH

Đã cập nhật: 18 thg 10, 2022

Thế giới ngày nay không cưỡng được, là phải tiến lên tiến bộ. Đầu thế kỷ 20, nước TrungHoa khổng lồ về dân số, các nhà tiên phong đã khẳng định: “Không thể thành trí thức nếu không có tâm cảm tiến bộ của thời đại!” Có nghĩa là gì: dù anh có học thiên kinh vạn quyển khoe mẽ thông tin theo lối thầy đồ ngày xưa, học kiếm cơm, học làm quan mà không ưu tư các vấn đề của thời đại, anh chỉ là loại ngăn kéo mốc thếch vô vị mà thôi. Điều này đã được văn hào Lỗ Tấn xác nhận theo thành ngữ của Trung Quốc: “những kẻ tốt bụng mà vô tích sự chỉ là đồ giẻ rách!” Ở Việt Nam, nhà thơ trí thức Việt Phương cũng có câu thơ: “…Tất cả những kẻ tốt đến yếu mềm chỉ là đồ giẻ rách/Rắn còn nằm cuộn khúc giữa lòng ta!...” Tiến bộ là gì? Là phải canh tân! Canh tân theo hướng nào? Theo Âu hóa, ở Nhật Bản có mấy trí thức Âu hóa nòng cốt đã trở thành chỗ dựa cho sự canh tân và tiến bộ! Muốn tiến bộ thì cần cái gì? Dứt khoát phải cần đến Lý Trí. Bởi vì chỉ có lý trí mới tiến bộ. Còn cảm xúc bản năng chỉ là cái cần duy trì! Người phương Tây xác định: giáo dục là lý trí. Và triết gia Kant kết luận một câu không thể mạnh mẽ và rõ ràng hơn: “Lý trí là nhà lập hiến của tinh thần”. Có đúng không? Chẳng nhẽ lập hiến lại do cảm xúc sáng nắng chiều mưa, nay yêu mai ghét dựng nên?! Lý trí thì minh bạch, rõ ràng, thuần khiết. Như người Việt đã xác định: - “Ngô ra ngô, khoai ra khoai”. - Đừng có “Nôm na thành mách qué!” - Đừng có “quan tám cũng ừ, quan tư cũng gật!” - Đừng có “bầy nhầy – bạc nhạc!” - Đừng có “dở ông– dở thằng!” - Đừng có “dở hơi,cám hấp” , - Đừng có “nửa sống – nửa chín”. - Đã là lời thì phải chắc chắc “như đinh đóng cột” hay “nhất ngôn cửu đỉnh”. - Đừng có nhũn nhẽo cảm xúc bèo nhèo hay thay đổi mà thành bị “khinh như mẻ”. - Trong môn tướng học có câu: loại ăn nói bèo nhèo như đi trong bùn nát là bọn chẳng ra gì! Triết gia kinh viện Aristotle nói: “Một thành bang không trật tự sẽ lộn xộn, một bộ bộ não không trật tự sẽ điên!” Mà muốn có trật tự thì phải biết phân biệt! Cấu tạo trật tự xuyên suốt của con người và muôn vật là gì : là cái đầu cao nhất hay đi trước để dẫn dắt cơ thể đi sau. Một con người không có trật tự, sẽ không biết cái đầu trên cùng cần đội mũ, cái bụng cần thắt lưng, cái chân cần dép… nó đội dép lên đầu, quấn thắt lưng xuống chân, và úp mũ vào bụng… nó là một thằng vô trật tự và điên. Đàn ong và đàn kiến phải có trật tự vì biết phân biệt: ong chúa để đẻ, ong thợ, ong chiến,rồi ong truyền giống. Không có chuyện ong chiến hay ong thơ nứng đực lẻn vào chỗ ong chúa làm cái cho sướng rồi ra ngoài khoe mình đào hoa. Không có trật tự, cả đàn ong sẽ rã đám và sụp đổ. Người sống biết phân biệt là sống lý trí, và trở thành ông chủ! Người sống cảm xúc hỗn độn thì ở đẳng cấp nô tài! Đã là nô tài thì sáng tạo cũng nô tài, phê bình cũng nô tài! Tại sao người ta cần giáo dục để nên người? Giáo dục là giáo hóa dục vọng, dùng lý trí dẫn dắt bản năng để cho người ta trở nên ông chủ có giáo dục! Cột sắt của Ấn Độ bao nhiêu niên đại rồi không rỉ, vì nó là thép nguyên chất không có tạp chất để việc ô-xy hóa xảy ra, nên không rỉ. Bac hay vàng cũng không rỉ mà chỉ bị mờ. Kim cương là chất hữu cơ thuần khiết nên cứng nhất càng không bao giờ rỉ. Trong khi đó bọn ống bơ đồng nát gặp một trận mưa lả rỉ tơi bời. Đó, cái thuần khiết sẽ là những thứ hùng mạnh và vĩnh cửu, còn cái pha tạp chỉ là bùn nhão tạm bợ.


Có sấm ngôn bất hủ: “Không có tiêu chí, không tìm ra người thắng cuộc”. Bóng đá thì dùng chân, bóng chuyền thì dùng tay, thi điền kinh phải dùng chân, thi thêu giỏi thì cầm kim… không thể có môn thể thao hổ lốn. Tôn giáo và đạo có thể rất cao, anh đi truyền đạo thì cứ nói, nhưng không thể mang sách kinh vào cả nhà ăn lẫn nhà thổ để xàng xê cho dục vọng. Việc mang quả bóng da vào nơi bóng bàn là xỉ nhục nó, chứ không phải tôn vinh nó. Có tôn giáo! Có chủ nghĩa thế tục. Hai cái rành rẽ nhau. Nếu chan vào nhau lại là thứ :“nửa đạo – nửa đời” của đám nôm na mách qué. Văn chương khác đạo giáo. Trong văn chương có thể văng tục tĩu. Nhưng trong kinh bổn thì đó là điều không được phép! Bàn về văn học, có văn thì bàn, đừng nên không có văn cứ đem đạo nhảy vào. Một là chơi bóng đá, hai là chơi bóng bàn, đừng có mỗi một quả cầu bằng lá chuối khô, cứ nhảy đại lung tung sẽ bị coi là kẻ phá bĩnh. Đậu phụ có thể dùng ăn chay, nhưng không thể nhà hàng hay bữa yến nào cũng mang đậu phụ vào giao đồ dụ dỗ người ta ăn kiêng. Trong khi ù xọe tất cả không phân biệt giữa đạo và đời, thì làm sao cứ đòi phân biệt văn người ta dở, còn văn mình hay?! Châm ngôn Latin nhất định: “Kẻ nào nhận biết lẽ công chính mới là thước đo vạn vật!” Không có công chính, không có tiêu chuẩn, sự phân biệt còn không có, thì biết gì và lấy gì để bảo văn người khác dở?! Tôi thực sự muốn quét dọn những kẻ đồng nát bùn nhão, bời vì tôi cho rằng họ là những thứ ù xọe đinh ăn gian và ngăn cản con đường tiến bộ của dân tộc. Thi sĩ Tản Đà viết:“…Dân hai nhăm triệu ai người lớn/ Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con…” Theo tôi, những nhân vật ú ớ ù xọe này chính là bãi lầy làm trơn trượt cỗ xe lịch sử của dân tộc. Than ôi, mà số này lại đông có lẽ hơn 90% dân tộc ta. Tri âm cùng các bạn. Nếu các bạn muốn dân tộc ta tiến bộ thì đừng tự ái. Nếu các bạn thấy đủ kiến thức để phản biện tôi, xin mời đàng hoàng lên xới. Còn đám úm ba la, tôi tin chỗ nấp để chọc của họ là ở dưới sàn?! Rất mong có nhiều bạn có lương tri tiến bộ thông cảm với tôi. Xin cám ơn!

Paul Đức 15/5/2018


0 lượt xem0 bình luận

Comentarios


bottom of page