top of page
Nguyen Hoang Duc

CĂN TÍNH CỦA VIỆC NGƯỜI CỘNG SẢN KHÓ HÒA GIẢI

Nhiều người nói cuộc chiến Bắc – Nam nước Việt là cuộc đấu tranh tư tưởng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, đó là gán ghép cách khiên cưỡng. Bởi vì, chủ nghĩa Mác bắt đầu từ nước Đức, tại đó cũng là mặt trận gay go nhất giữa 2 luồng tư tưởng, biểu hiện bằng bức tường sắt cắt ngang thủ đô Berlin cho đến tận năm 1989 mới bị phá bỏ. Nhưng nước Đức là chiến trường đối đầu của tư tưởng đó lại chẳng hề chiến đấu không ngừng, nghĩa là họ không mang sứ mệnh phải chứng tỏ cho lý thuyết. Nhưng trái khoáy thay, Việt Nam là một xứ sở nông nghiệp lạc hậu lại cứ ôm lấy sứ mệnh chứng minh cho lý thuyết, mà thực ra còn rất xa lạ với mình.


Chủ nghĩa Mác ở Việt Nam không hề có tí bóng dáng nào của tư tưởng cả, vì chính lãnh tụ Hồ Chí Minh đã viết: lý luận đã có Liên Xô và Trung Quốc lo, chúng ta chỉ có việc làm theo. Và việc Tổng bí thư đảng Lê Duẩn viết cuốn sách “Dưới lá cờ vẻ vang của đảng” – khi có ý tham vọng, ông là lãnh tụ lý thuyết, cũng chứng tỏ thêm điều đó. Chủ nghĩa Mác vào Trung Quốc rồi Việt Nam nhanh chóng được biến thái sang mục đích chính trị, chứ không mang bóng dáng của lý thuyết xã hội nữa. Đặc biệt hơn đó là sự khiên cưỡng khi áp dụng trái cả lời của Các-mác. Các-mác nói: chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thành công ở các nước có nền công nghiệp tiên tiến, ở đó giai cấp công nhân giầu tính tính kỷ luật, chính xác, và thao tác dây chuyền mới có thể có ý thức tiến bộ để làm cách mạng. Các – mác cũng phê phán luôn, giai cấp nông dân làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, cục bộ, ích kỷ, bê tha, vô tổ chức, à uôm thiếu chính xác nên không thể làm được cách mạng.


Trung Quốc lẫn Việt Nam lúc đó hơn 90% tiểu nông, mù chữ, à uôm làm sao có đủ điều kiện hội tụ tại nền công nghiệp dây chuyền tiên tiến để làm cách mạng? Thêm vào đó, giai cấp tiểu nông ít chữ mang rất nhiều cố tật xấu như cục bộ, cố chấp, thù dai… nên chủ nghĩa Mác bị tận dụng vận hành theo hướng đó.


Bản thân chủ nghĩa Mác bắt nguồn từ Kinh tế (tác phẩm chính của Các-mác là Capitalisme – dịch là “Tư bản luận”) đã chuyển biến sang chính trị với các phong trào quốc tế cộng sản, kêu gọi “vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”, rồi “đấu tranh giai cấp”, rồi


“bạo lực cách mạng”, và “chuyên chính vô sản”… trong quá trình đấu tranh thứ gì có vẻ bao dung hay nhẹ tay đều bị phê phán thành “hữu khuynh”.

Cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam giữa Bắc và Nam là khiên cưỡng và không có thật: vì nông dân miền Bắc và nông dân miền Nam là giống nhau, không ở đâu có thể nâng thành ông chủ hoặc bị hạ thành đầy tớ…


Từ lý thuyết “đấu tranh giai cấp là động lực phát triển”, cho đến thực tế ở Trung Quốc khi Chủ tịch Mao Trạch Đông nói: sau dăm bảy năm phải khởi phát lên phong trào nào đó để kích thích quần chúng, như cải cách ruộng đất, đánh tư sản, cách mạng văn hóa v.v…


Lịch sử của các đảng cộng sản là phân biệt giai cấp để đấu tranh giai cấp, số “ưu tú được đưa lên làm lãnh đạo” còn số lép vế bị đưa xuống làm “quần chúng tiêu cực”… Đấy vừa là điều kiện tiên quyết vừa là nguyên lý của các đảng cộng sản.

Người Hoa có câu “có lý đi khắp thiên hạ, không có lý không đi quá một bước chân”. Năm 1989 chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ ngay tại mặt trận tuyến đầu của nó, bức tường thép Berlin bị tháo bỏ, kéo theo hiệu ứng domino làm sụp đổ tất cả phe xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Tại sao? Bởi lẽ cái quan trọng nhất là quốc gia toàn thể, trong một dàn nhạc các nhạc công phải đồng lòng hòa tấu, chứ lo “đấu tranh giai cấp” để trống đánh xuôi kèn thổi ngược thì không thể có hòa âm?!


Một quốc gia cũng vậy, nhân dân là toàn thể, đó cũng là cái xây nên sự phồn thịnh, vững mạnh và tiến bộ của quốc gia, chứ còn lo phân biệt giai cấp, đấu tranh rồi ngại “tránh đâu”, ưu tiên giai cấp lẫn nhau thành các nhóm lợi ích, loại nhân dân ra ngoài như ngành điện và xăng, chỉ lo tăng giá đút túi mình, coi dân là thứ khách hàng không cần ưu tiên mà chỉ được “xin – cho”, thì quốc gia làm sao hợp nhất và hùng mạnh?! Người cộng sản đã từng nhiều lần kêu gọi Đoàn Kết, nhưng đó mới chỉ là đoàn kết trong nội bộ đảng, nó vẫn là cục bộ, cái cần hơn là chúng ta nên đoàn kết tất cả toàn dân, không hề phân biệt bất cứ ai, chỉ có thế quốc gia mới trở thành bản hòa âm tổng phổ của giầu có, tiến bộ và hạnh phúc. Một nhóm người dù khôn đến đâu không bao giờ có thể dùng sức cục bộ của mình để trang trải cho một quốc gia toàn thể.

Paul Đức 30/4/2019





2 lượt xem0 bình luận

Comentarios


bottom of page