top of page
  • Nguyen Hoang Duc

CHIÊM NGHIỆM CUỘC ĐỜI THEO NHÂN LOẠI

Để giữ được sự công tâm, chiều nay tôi xin được chiêm nghiệm cuộc đời theo thước đo nhân loại! Người Việt đã từng chống giặc đói, giặc đói có khi chỉ sau ngày gặt đã bị tiêu trừ, nhưng giặc dốt than ôi, nhiều đời nhiều kiếp không bị tiêu trừ, mà người Việt ta đã có những phương ngôn hiện đại nói về đặc điểm đó ở ta như “ngu lâu dốt bền”, “ngu lâu khó đào tạo”!


Trong con người cũng như xã hội, có hai đặc điểm và hai loại người chính: Lý trí và cảm xúc. Người Trung Hoa rất gần gũi cách sống và cách nghĩ như người Việt đã bảo: “Có lý đi khắp thiên hạ, không có lý không đi qua được một bước chân!” Và xác tín hơn: “Nhân bất học bất tri lý” – tức là: người không học thì không hiểu lý. Đã không hiểu lý thì làm sao nhúc nhích mà đi!


Vậy ai là người không hiểu lý? Tất nhiên là dân quê không đi học. Khổng Tử cũng nói “Hương nguyện đức chi tặc giã”, tức : nhà quê là hại đức! Người Trung Quốc còn thường xuyên sỉ vả người quê trong các tác phẩm văn học như: đồ quê mùa lỗ mãng, bỉ ổi, thô lậu…


Thơ là gì? Với người Hoa, thơ chỉ là thứ “tức cảnh sinh tình”, khi triều đình thấy cuốn sách nào đáng chép và phổ biến rộng, sẽ giao cho các quan lại và học sinh chép thành nhiều bản, riêng thơ thì chưa bao giờ được ứng xử như vậy?!


Người phương Tây, các triết gia Hy Lạp dứt khoát cho rằng: sống tốt bằng lý trí thì mới có hạnh phúc. Lý trí như chiếc xe, phải có tay lái tốt, máy tốt, phanh tốt thì mới vận hành tốt. Triết gia Kant dứt khoát rằng: “Lý trí là nhà lập hiến của tinh thần”, và : Giáo dục là lý trí! Triết gia Hegel nói : “Người có học cư xử với sự vật theo qui luật khách quan mà mình đã học, còn kẻ vô học thì tùy tiện tiếp xử mọi việc theo cái chủ quan của mình, nên thất bại!”


Trong các môn học, thì thơ cảm xúc nhiều mà ít lý trí nên triết gia Platon nói: “Hãy mời các nhà thơ ra khỏi Hy Lạp để nước ta xứng đáng là nước của những người thông thái!”


Người Hoa xếp phẩm chất con người, cũng như đẳng cấp thì thơ ở tầm áp đáy:


Nho, Y, Lý, Số

rồi mới đến

Cầm, Kỳ, Thi, Họa…


Từ cổ chí kim, người Tàu chưa bao giờ tôn sùng ai như Tôn Trung Sơn – người đã viết cuốn “Chủ nghĩa tam dân” để vạch đường lập hiến cho dân tộc đi vào lập quốc cộng hòa dân chủ. Và nhà văn Lỗ Tấn đã lớn giọng Tự sỉ cho dân tộc: “Người Trung Quốc chỉ giỏi ăn thịt người!”


Một quốc gia quan trọng nhất là văn bản lập hiến, chỉ có thế mới biến người mông muội thành quốc gia! Người Nhật canh tân được cũng là nhờ mới đầu tiến mạnh về khoa học mà xem nhẹ nghệ thuật rồi thi phú!


Truyện Kiều của Nguyễn Du dù có hay nhưng không phải là văn bản có thể thay thế cho các sách lập hiến, khoa học, tiểu thuyết, âm nhạc, nghệ thuật… mà đám con cháu vô phúc bất tài duy cảm xúc ẻo lả hám vui của dân tộc Việt đã không nối tiếp được để viết những tác phẩm bất hủ khác. Nguyễn Du cũng mới chỉ viết thiên về cảm xúc hưởng thụ cho những người quê mùa ít học và mù chữ, chứ chưa thể là tác phẩm giầu lý trí của những ông chủ đại trí đại tài mang danh dự lớn…


Sống duy cảm xúc, tác phẩm cũng duy cảm xúc, hưởng thụ cũng duy cảm… đó là cách mà dân tộc ta yếu ớt cho đến tận bây giờ. Người có học bao năm đèn sách mà ngửa cổ nhổ bọt lên trời thóa mạ nền văn chương Trung Quốc có vô số tác phẩm đồ sộ ở mức hàng đầu châu Á và thế giới, có Tôn Trung Sơn (được bác Hồ nhận làm thầy), và có Lỗ Tấn khiến thế giới cũng ngả mũ… là thua kém Việt Nam với Truyện Kiều, thế có khác gì kẻ dưới đáy như Chí Phèo to mồm chửi cả làng Ngũ Đại… Ngu đến mức ấy thì thật vô tiền khoáng hậu. Đệ nhất quán quân của đám ngu lâu dốt bền đến mức không bao giờ có thể mở mắt.


Hôm nay tôi viết điều này, toàn là nguyên lý, theo tinh thần thiện chí. Những ai cố tình hiếu thắng hiểu khác đi hay dè bỉu đố kỵ, đó là việc của các vị muốn vì tự ái nhỏ của mình kéo Việt Nam xuống mà thôi!


Paul Đức 11/12/2018

0 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page