top of page
Nguyen Hoang Duc

AI VỀ ĐÂU? (No.8)

AI VỀ ĐÂU?

CÁ NHÂN – THA NHÂN – CÔNG LÝ – PHỔ QUÁT – TRI THỨC – PHÁP LÝ – QUỐC GIA – NHÂN LOẠI – LÝ TƯỞNG


Bài 8: TÌNH YÊU NGỰ NGUYÊN LÝ TỐI CAO


Chúng ta đã bàn khá nhiều về tình yêu, nhưng đó mới là một lối nhỏ, một cầu thang leo gác. Và đường leo gác đó dẫn chúng ta đến đỉnh nóc tối thượng của tình yêu. Mở màn là tình yêu đôi lứa, sau dẫn đến tình yêu xã hội, quốc gia đồng bào và nhân loại. Ở đỉnh nóc tối cao của vòm trời, Thiên Chúa tuyên ngôn: “Thiên Chúa là tình yêu!” Tiếng Pháp là “Dieu est l’Amour!”


Chúng ta ôn lại một chút về cách Thiên Chúa tạo ra loài người. Trong sách Sáng thế ký, mở màn Thiên Chúa tạo ra trời, đất, mặt trời, trăng sao, ngày và đêm, rồi biển cả, sông ngòi, các loài vật và các loài cây tuỳ theo loại… Cuối cùng là Con người – Adam giống như hình ảnh của Chúa. Rồi Chúa Trời sợ Adam buồn, nên đã nhân lúc chàng ngủ mà rút ra chiếc xương sườn thứ bảy tạo ra người nữ Eva để làm bạn đời với Adam. Thiên Chúa còn tuyên ngôn: “Người đàn ông và người đàn bà từ bỏ cha mẹ mình, để kết hợp thành một xương một thịt. Hai người sẽ trở nên Một!” Và Thiên Chúa ràng buộc bằng lề luật của tình yêu:

“SỰ GÌ THIÊN CHÚA KẾT BUỘC, CON NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC PHÉP PHÂN LY!”


Như vậy, tình yêu nam – nữ, cũng là tình yêu giữa Adam và Eva, là tình CHA và MẸ của loài người là khơi màn sự sống “gieo hạt” sinh sôi nảy nở cho loài người. Khi đã có con người, rồi gia đình, dòng họ, xã hội, quốc gia và thế giới thì Thiên Chúa mở rộng lề luật tình yêu của Ngài rằng: “Hãy yêu tha nhân nhân như chính mình ngươi!” Và “Hãy mến Chúa, yêu người, nhưng Yêu người, quan trọng hơn mến Chúa.” vì Chúa không có mặt ở đời, mà chỉ có người khác cùng sống với ta, nên lòng mến Chúa được thể hiện trong tình yêu với tha nhân là quan trọng hơn!


Thiên Chúa còn dạy, nguyên lý tình yêu căn bản với tha nhân rằng “Việc gì ta muốn người khác làm cho ta, thì hãy làm cho họ!” Ở đây, tình yêu được dạy trên suy lý như người Việt nói “lòng vả như lòng sung”, nếu ta thích gì, thì người khác cũng thích, ta thích giầu có, vinh quang, chức tước, bổng lộc và tình yêu, thì người khác cũng thích, ta chớ vì lòng hám lợi của riêng ta mà đè nén, ép buộc những thứ người khác cũng thích, tiêu trừ họ, chỉ giành nó cho riêng mình, cái đó người Hoa gọi là “ích kỷ - hại tha”. Để tốt đẹp chúng ta phải cố gắng làm ngược lại “Xả kỷ - Hiến tha!” Tức là hy sinh mình để vì người khác. Một hiền giả Trung Quốc có khuyên “Hãy cắn răng chịu thiệt, đứng vững gót để làm người!” Còn người Việt thì dạy chớ có “Được lòng ta, xót xa lòng người!” Và chớ có “Của mình thì giữ bo bo. Của người thì thả cho bò nó xơi.


Vị thánh hiền Khổng Tử của Trung Quốc cũng nói một câu “Sở kỷ bất dục vật thi ư nhân!”, có thể nói như “mặt trái” song hành với câu của Thiên Chúa, nghĩa là; cái gì mình không muốn thì chớ làm cho người khác! Mình thích gì, “suy bụng ta ra bụng người” thì người khác cũng thích điều đó. Còn mình không thích gì, mình khó chịu về cái gì, thì người khác cũng khó chịu về cái đó, mình chớ làm cho họ cái mà mình ghét bỏ!


Tại sao Thiên Chúa tuyên ngôn “Thiên Chúa là tình yêu!”? Vì nếu không có tình yêu, thế giới và vũ trụ sẽ không có sức kết dính huyền nhiệm để gắn bó thế giới làm một mối. Lúc đó thế giới sẽ rời rạc rũ bỏ nhau như cơm nguội, thì làm sao có nổi sức hút quyến rũ để tập hợp muôn người – muôn vật vào trong cuộc sống cộng tồn?!


Các nhà bác học lượng tử phát hiện: con người và khoa học bất lực trước bức tường giới hạn Plank (nhà bác học Đức nghĩ ra giới hạn này), đó là con người bất khả vượt qua ngưỡng khoảng cách hàng tỉ năm ánh sáng, nhưng chỉ có lực ái tình là huyền nhiệm vô song đã làm tốt điều này: nếu người ta cắt đôi một nguyên tử phóng về hai cực của vũ trụ với khoảng cách cả tỉ năm ánh sáng, vậy mà nếu ta xoay nửa nguyên tử phía cực Bắc, thì ngay lập tức nửa nguyên tử phía cực Nam dù xa xôi bao nhiêu cũng xoay theo tương ứng. Và người ta gọi là lực hút của ái tình?!

Paul Đức 14/7/2023

(mời các bạn xem tiếp Bài 9)

Tranh: từ Internet




10 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page