top of page
  • Nguyen Hoang Duc

AI VỀ ĐÂU? (No. 40)


CÁ NHÂN – THA NHÂN – CÔNG LÝ – PHỔ QUÁT – TRI THỨC – PHÁP LÝ – QUỐC GIA – NHÂN LOẠI – LÝ TƯỞNG


Bài 40: CHỒNG SỢ VỢ, VỢ SỢ CON TRAI, CON SỢ BỐ


Trong quân đội hay tổ sản xuất, nếu có vài người, thì người ta luôn phải bầu một đội trưởng. Ngay cả nếu có hai người, hay hai cánh tay thành vòng ôm thì tay thuận bao giờ cũng ưu thế hơn. Ngay các môn đệ của Chúa Giê-su cũng hỏi Ngài rằng: nếu được lên Thiên Đàng, họ muốn ngồi bên tay phải của Chúa Cha…


Một gia đình cũng phải có trật tự trên - dưới: chồng đến vợ rồi con cái. Nhưng người Việt có câu: “Lệnh ông không bằng cồng bà”. Người chồng hiển nhiên là sức dài vai rộng, trọng lượng não và cơ thể nhiều hơn, lại thêm khả năng lý trí hơn phụ nữ nên được làm chủ gia đình theo kiểu “nam trụ - nữ thụ” hay “chồng xướng – vợ tuỳ”.


Nhưng như chúng ta đã bàn: bất kể cái gì không cân bằng thì đều lật úp. Gia đình cũng không ngoại lệ! Chồng to khoẻ có quyền uy của chồng, nhưng vợ có sức mạnh của quyền lực mềm. Đó là nữ hoàng của ái tình, thêm nữa còn là bếp trưởng của hậu cần. Phụ nữ là Âm, với cơ quan chính được gọi là “âm vật”, nên lên từ từ, thường chậm hơn “cái Dương” khoảng ½. Chị em lại hành kinh mỗi tháng tức là giải phóng số trứng dự bị nằm chờ khoái lạc từ ống dẫn, vì thế khao khát đã được giải toả khai thông, không bị ức chế như nam giới nữa. Chính thế mà trong các cuộc cãi cọ hay “chiến tranh lạnh” chị em chiếm ưu thế, còn đàn ông sốt ruột sồn sồn thường phải kéo cờ trắng trước (nhưng việc này cũng nên đề phòng, chính vì chị em nhịn được lâu, nếu lạm dụng nó thì sẽ mắc bệnh hysteria, thứ bệnh đói nam phát điên thường xuất hiện trong quân đội nữ hay các nông trường).


Còn trong vai trò bếp trưởng, khi chị em vui, thì mặt mày tươi cười đon đả, nâng khẩu phần ăn tươi cho cả nhà; nhưng khi chị em khó chịu ai cấm được bếp trưởng sẽ cắt khẩu phần ăn?! Còn cắt khoản “ngoại khoá thể dục” giường chiếu là chuyện bình thường.

Có phương ngôn: “ Chồng sợ vợ, vợ sợ con trai, con trai sợ bố!” Tại sao? Vì chồng sợ bị cấm vận thao trường bắn đạn thật, không cẩn thận để lâu rỉ sét nòng súng, và ổ đạn bị căng, nên đành ngày nhún nhường, đêm còn ăn tiệc. Người Việt có câu:

Cái cò là cái cò quăm

Mày hay đánh vợ mày nằm với ai

Có đánh thì đánh sớm mai

Đừng đánh chập tối chẳng ai cho nằm.

Mẹ sợ con trai, vì con trai sống lý tính, cái mà mẹ nó có thể à uôm xí xoá từ chồng, chứ không có gì để xí xoá con trai. Con trai sợ bố, vì bố cũng sống lý trí và kiểu mẫu, nên con trai phải sợ.


Người Việt có câu “Mẹ đánh một trăm không bằng cha ngăm một tiếng!” Điều đó nói: mẹ là cảm xúc có thể càm ràm, la hét, nhưng không thể vặn lý để con cái sợ. Nhưng người cha chưa cầm roi, chỉ cần hỏi “tại sao con làm thế?” thì con cái đã sợ khi phải đối mặt trước lý trí.


Có một câu chuyện trong phim Mỹ mà tôi xem dở chừng: cha đi công tác xa dặn con gái lớn ở nhà trông em, cho em ăn. Nhưng con gái lại tận dụng việc cha vắng nhà để đi chơi với bạn trai. Cô gái về muộn, thấy nhà sáng đèn, cô biết là cha đã về. Lập tức cô lên gân cốt để sẵn sàng phản ứng cơn nóng giận của cha. Cô ta bước vào nhà. Người cha nhìn và im lặng. Đến lúc không chịu nổi, cô đã kêu lên:

- Cha nói gì đi chứ? Người cha bình thản trả lời:

- Không! Người phải nói là con. Chứ không phải là cha!

Thế là cô gái nhỏ sụp đổ hoàn toàn, vì cô chẳng thể nói được gì, khi tất cả đã phơi bày thành thực chứng!

Đó là kiểu mẫu về câu chuyện lý trí khải hoàn!

Paul Đức 30/9/2023


(mời các bạn xem tiếp bài 41)

Photograph- Painting: Internet

8 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page