top of page
  • Nguyen Hoang Duc

AI VỀ ĐÂU? (No. 38)

Đã cập nhật: 3 thg 10, 2023

CÁ NHÂN – THA NHÂN – CÔNG LÝ – PHỔ QUÁT – TRI THỨC – PHÁP LÝ – QUỐC GIA – NHÂN LOẠI – LÝ TƯỞNG


Bài 38: KHÔNG CÔNG BẰNG THÌ KHÔNG TÌNH YÊU VÀ HẠNH PHÚC


Trước khi trút hơi thở cuối cùng trên thập giá dời thế gian, Chúa Giê-su chào nhân loại câu cuối cùng rấtý nghĩa: “Thầy để lại bình an cho các con!” Triết gia Đức, Kant đã nói một câu mênh mông bất tận “Người ta không thể nào đong đo được hết giá trị của hoà bình, mà chỉ đong được không có hoà bình (chiến tranh) thì sẽ tổn thất ra sao?!


Thật vậy, hầu như không có bài luận khả lý viên mãn nào về hoà bình ở thế gian, mà ngay sau từ hoà bình, người ta liền viết; không có hoà bình thì sẽ chiến tranh, đâm chém, giết chóc, tra tấn, giam cầm tù nhân, phá huỷ nơi tổ ấm ẩn náu của nhiều người, rồi lò sát sinh man rợ, cướp chiến lợi phẩm là vợ và con gái của đối phương, giết chóc đàn ông, trai tráng đề phòng trả thù… Tức là người ta lấy những thứ tàn bạo của chiến tranh để cảnh báo, răn đe, kêu gọi mọi người hãy vì hoà bình để được chung sống. Chứ họ đâu có thể đếm hết được quyền lợi của hoà bình, như mặt trời ngoi lên ban mai lấp lánh toả sáng, những mầm cây nhẹ nhàng giỡn gió lên cao, tiếng chim líu lo trên cành gù gáy ái ân, rồi trai gái đi tới nơi hẹn hò háo hức hồi hộp… Thật như Kant nói, chúng ta không thể đánh giá hết giá trị của hoà bình! Vì hoà bình là cuộc sống toàn diện, còn chiến tranh chỉ là thứ phiến diện với mùi thuốc súng và tử khí?! Tất cả những từ như bình an, hoà bình, công bình, hay còn gọi công bằng… Tất cả đều chung chữ BÌNH!


Đang đi trên tầu du lịch hay thương mại, bỗng thấy tầu chòng chành, mọi người liền cảm giác bất an, lo lắng, đi máy bay, hay đi bất cứ thứ gì khi nó không cân bằng nữa thì là dấu hiệu của sự bất an hay tai nạn, nên ai cũng sợ. Đó chính là ý tưởng nguyên uỷ của triết gia Socrate. Ông nói “Vũ trụ như con thuyền khi mất cân bằng sẽ lật úp, và bị diệt vong!” Vì thế khi con thuyền nan trĩu về một phía, người ta sẽ bảo nhau di chuyển ngồi cân hai mạn. Cân hai mạn là cách nhìn dễ hiểu nhất chỉ trên mặt phẳng là dòng sông, nhưng trong không gian vũ trụ cũng như cuộc sống, chúng ta phải “công bằng” từ muôn phía, muôn phương. Triết gia Aristote nói “Văn chương hơn hẳn các môn nghệ thuật khác vì đã dùng ngôn ngữ của mình diễn tả vẻ đẹp cao nhất trong tâm hồn của con người là Công Bằng!


Khi bố đứa trẻ muốn chơi bập bênh cùng con trai, ông ta sẽ di chuyển lên sát trục giữa. Khi ba đứa trẻ chơi bập bênh, chúng sẽ tạo ra một bên hai đứa nhưng ngồi sát trục, còn đứa thứ ba ngồi ra đầu gỗ… Trong gia đình, cũng như tình yêu, nếu không có trạng thái công bằng, thì không thể có tình yêu. Chính thế nhiều chuyên gia Tây Âu cho rằng; vì châu Á không có công bằng Nam – Nữ, còn gọi là Bình Quyền, nên không có tình yêu! Tình yêu làm sao có khi “trọng nam - khinh nữ”, lại có cả quyền bán vợ đợ con như thời phong kiến, như luật vua chúa mặc định: “Vua xử thần tử, thần bất tử bất trung; phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”, nghĩa là: vua xử bề tôi chết, bề tôi không chết là bất trung; cha xử con chết, con không chết là bất hiếu.


Trời ơi, làm cha mà có quyền giết con ư, có quyền coi vợ như đồ vật ư, vậy thì làm sao có bình an, tình yêu và hạnh phúc trong gia đình?! Không có sự công bằng xã hội khác gì chỉ là thứ tàn dư thối nát và sụp đổ?!

Paul Đức 26/9/2023


(mời các bạn xem tiếp bài 39)

Ảnh: từ Pritest


5 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page