top of page
Nguyen Hoang Duc

AI VỀ ĐÂU? (No. 35)



CÁ NHÂN – THA NHÂN – CÔNG LÝ – PHỔ QUÁT – TRI THỨC – PHÁP LÝ – QUỐC GIA – NHÂN LOẠI – LÝ TƯỞNG


Bài 35: TÌNH LÃNG MẠN NGHIÊNG VỀ XỨ LẠNH, TÌNH GIƯỜNG CHIẾU NGHIÊNG VỀ XỨ NÓNG


Đây là một ý tưởng khá phổ biến của tình yêu, tôi nghĩ nên thêm vào bức tranh tình yêu cho đầy đủ, mong chia sẻ cùng các bạn. Có nhiều chuyên gia tình yêu đánh giá: xứ nóng là nơi cũng là mùa tình dục và sinh đẻ của mọi loài động – thực vật hàng năm, nên đó là tình dục nhiều hơn là tình yêu lý tưởng. Mọi cây cối thì mùa đông rụng lá, mùa xuân ra lá, và mùa hạ đơm nụ - ra hoa – kết trái. Các con vật cũng chọn tình ái vào mùa hạ để sinh đẻ trong thời tiết ấm áp, tránh rủi ro cho thai nhi và con nhỏ. Loài người thì sao, thiên hạ có câu “đẻ như ruồi”, xứ nóng và mùa hạ các loài côn trùng và ruồi muỗi sinh sản rất nhanh, nên cũng tác động mạnh vào con người, làm họ cũng ái dục mạnh mẽ và sinh đẻ nhiều.


Các nước nóng như Ấn Độ tình dục khoẻ và đẻ nhiều. Trung Quốc giống thế, nhiều người nghĩ: người Hoa nhiều tình dục nhưng rất khó có tình yêu. Chẳng hạn người Hoa rất xum xuê về tình dục “năm thê, bảy thiếp, chín nàng hầu”, bất bình đẳng giữa đàn ông và phụ nữ gần như tuyệt đối “nam trụ - nữ thụ”, rồi “tam tòng tứ đức”… nên rất khó thiết lập về tình yêu.


Ở Nam Cực rất lạnh có loài chim cánh cụt, nó không ra loài có cánh, vì cánh ngắn tũn, chỉ có thể di chuyển bằng chân, nhưng sống theo “lý tưởng” của bày chim, mà không sống như loài có vú… Chúng có trật tự rất cao trong tình yêu và cuộc sống “cộng đồng”. Để chống rét chúng đứng chụm thành vòng tròn và di chuyển liên tục theo vòng xoáy, để các con bên ngoài dần thế chỗ con đứng bên trong cho đỡ lạnh, còn con đã ở trong thì phải di chuyển ra ngoài để chắn gió. Khi ấp trứng, con cái và con đực thay nhau ấp, để con kia đi kiếm mồi.


Tình yêu Lãng Mạn, được bắt đầu từ chữ Rô – ma. Cũng có nghĩa là tiểu thuyết “Roman”. Nhưng người Tàu hầu như không đọc được R rung, nên đổi thành L, các từ Rô-ma thì thành Lô-ma, Pa-ri thành Ba-lê, còn Rô-măng thành Lãng Mạn. Tại vùng Rô-măng, cũng có một mối tình nổi tiếng khắp thế giới, đó là mối tình của Rô-mê-ô và Ju-li-ét, mỗi ngày có cả vạn khách du lịch đến thăm chiếc ban công tình yêu của họ, vì hai nhà thù ghét lẫn nhau, nên mỗi đêm chàng Romeo, đều tìm cách trèo lên ban công nhà Julliet để tình tự với nàng. Rồi hai người hẹn hò nhau, uống thuốc ngủ giả chết, để được đưa vào hầm mộ, rồi từ đó trốn ra, đi biệt xứ. Nhưng lời hẹn không thành, uống thuốc mê xong, tỉnh dậy thấy người yêu vẫn nằm mê mệt, Romeo liền uống thuốc tự tử theo nàng. Nàng tỉnh dậy thấy người yêu đã chết liền uống ngay liều thuốc độc để kịp theo chuyến tầu vào cõi âm với chàng (?).


Một mối tình bất hủ khác, có lẽ là mối tình văn học của văn hào Na-uy, tên Henrik Ibsen, ông đã viết vở Peer Gynt. Đó là tên chàng thanh niên ngổ ngáo, thông minh, ưu phiêu lưu đã bỏ lại người yêu của mình – nàng Solveig (Sôn –vây) để phiêu lưu vào đại dương bao la. Nhạc sĩ Grieg đã bỏ hai năm ròng để sáng tác bài hát cho nàng Sôn-vây, mong tương xứng với vở kịch của văn hào, và nàng Sôn-vây bằng chữ nghĩa. Nàng đã hát:

Mùa đông dù trôi qua

Mang bóng dáng đông qua xuân về

Và nỗi nhớ anh đi chưa về

Ngàn trùng dù có cách xa

Em vẫn chờ dù đến bao giờ

Tình em không phai

Không phai…

Nàng đã hát và khắc khoải chờ đến mù hai mắt. Và khi trở về, tôi nghĩ chàng Péc-guyn đã nấc lên từ đáy con tim những lời ý nghĩa và đẹp nhất thế giới:

“Ôi người yêu của anh!

Ôi người vợ của anh!

Ôi người mẹ của anh!

Paul Đức 16/9/2023


(mời các bạn xem tiếp bài 36)

Tranh (Source): Printest

7 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page