top of page
Nguyen Hoang Duc

AI VỀ ĐÂU? (No. 32)

CÁ NHÂN – THA NHÂN – CÔNG LÝ – PHỔ QUÁT – TRI THỨC – PHÁP LÝ – QUỐC GIA – NHÂN LOẠI – LÝ TƯỞNG


Bài 32: HÔN NHÂN KHÔNG PHẢI CHỌN CÁI TỐT MÀ (CHỊU ĐỰNG CÁI XẤU CỦA NHAU

(Phát hiện cuối cùng của nhân loại.)


Những năm ba mươi thế kỷ 20, nước Mỹ rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất thế giới, mọi thứ xuống cấp, phá sản thảm hại. Cùng với nó là khủng hoảng hôn nhân, cũng góp phần giáng cho sản xuất một đòn chí tử. Thử hình dung, trong phân xưởng hay công ty, có vài cô nước mắt ngắn, nước mắt dài vì đang cãi cọ với chồng, nhiều cô liền xúm lại hỏi chuyện, rồi an ủi, rồi dãy phản ứng domino bắt đầu chạy theo kiểu lên men, chưa hết chuyện cô này đã đến chuyện cô kia, chỗ này tụm ba, chỗ kia túm năm, quanh quẩn vẫn chuyện hôn nhân thở ngắn than dài, bồ hòn tung toé khắp nơi, cố pha thêm đường, rồi cả mật ong, mà không thấy ngọt… Thử hỏi sản xuất sẽ sụt giảm thế nào?!


Cuối thế kỷ 20, sau sự bùng nổ của cách mạng tình dục, sự phá sản của các mái ấm tăng vọt, theo nhiều thống kê, có tới 60% các đôi bỏ nhau, đó là nhiều đôi đã bỏ còn chưa tuyên bố, nhiều đôi thực chất đã bỏ nhưng cắn răng gượng ép theo lối “ly thân”, còn bao nhiêu đôi lò lửa hôn nhân đã tro tàn than lạnh thì khôn xiết kể… có vẻ như lứa đôi đích thực đang lung lay bên bờ vực sống còn 10% ?!


Trong sự khủng hoảng trầm trọng đó người Đức đã xuất bản danh ngôn “Hôn nhân không phải tìm cái đẹp của nhau, mà là chịu đựng cái xấu của nhau!” Đây là một tuyên ngôn bao dung, hào hiệp, khả trị, và tự soi mình chưa từng có trong lịch sử hôn nhân. Trong quan hệ tương tác xã hội như “con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, rồi quê hương, tổ quốc là những thứ con người mặc định chấp nhận, chỉ có tình yêu và hôn nhân hiện đại là hai bên trực diện lựa chọn lẫn nhau (trong quá khứ không vậy vì cha mẹ đặt đâu con nằm đó).


Theo lẽ thường, thì người ta chọn người yêu, rồi cưới xin. Nhưng khi chọn thì ai cũng tìm những bạn tình có ưu điểm, chỉ khi mình yếm thế mới phải chọn đối tượng “cực chẳng đã” theo kiểu “nồi méo úp vung tròn”. Khi cưới nhau, lẽ ra “ván đã đóng thuyền”, người ta nên biết chấp nhận nhau, nhưng ngược lại nhiều đôi mắt vẫn thao láo, tai vẫn giương lên, rồi chê bôi bạn đời, hôn nhân đỗ vỡ chính là lý do này. Lý do; người ta vẫn đòi quyền so sánh và chọn, trong khi chính thức đã hết lượt “xuống bài”. Nhưng tuyên ngôn của người Đức nhắc lại quyết liệt cho người ta hiểu; người ta không được quyền chọn nữa sau khi đã chọn bước vào hôn nhân. Khi yêu nhau, ai đã ngủ với nhau để biết lão ấy ngáy như gọi đò, sau nhiều đêm không ngủ được cô vợ quyết định, ta phải đi ngủ trước chồng, thế là xong, còn ái tình ư, anh chỉ được tí toáy vào sáng sớm, sau đó tôi đã tỉnh rồi, cho anh ngáy…


Hôn nhân không chỉ giành cho những người lành lặn, mà những người khuyết tật càng cần hôn nhân để họ che chở giúp đở lẫn nhau, thông thường thì “môn đăng hộ đối”, rồi nồi tròn úp vung tròn, nhưng khi cần yêu nhau, người ta tìm cách: “Nồi méo khéo đậy cũng vừa!” Khi ta lấy phải người vung méo, suốt ngày đêm ta cứ chê bạn đời vung méo sao, dù gì thì ta đã chọn, làm thế đánh mất bao dung, và hôn nhân ngày càng nặng nề…


Tôi đã đưa ra lời khuyên giờ chót, chứa đựng những nguyên tắc vừa khắc nghiệt vừa cao cả, mà túm lại, cái cao cả làm sao không khắc nghiệt! Mong những lứa đôi tự giác thực hành để mà bất khả cái lẫn nhau?!

Paul Đức 09/9/2023


(mời các bạn xem tiếp bài 33)


Tranh: Edward Lamson Henry (1841-1919)

4 lượt xem0 bình luận

Commentaires


bottom of page