CÁ NHÂN – THA NHÂN – CÔNG LÝ – PHỔ QUÁT – TRI THỨC – PHÁP LÝ – QUỐC GIA – NHÂN LOẠI – LÝ TƯỞNG
Bài 23: ÁI DỤC – MỘT KHOÁI LẠC XUẤT THẦN VƯỢT XA MỌI KHOÁI LẠC
“Trừ tình dục là thú vui mang sáng tạo, còn lại mọi thú vui chỉ là máy móc.” (hình như câu này của thánh Gandhi Ấn Độ (?) Có hai loại thú vui, đầu vào và đầu ra. Đầu vào như ăn - uống, dù ăn sơn hào hải vị quí thế nào, hay uống rượu Tây, Tàu ủ cả trăm năm, nhưng chúng ta đều có thể chủ động giờ ăn uống, chủ động đưa ly lên môi hay và thức ăn vào miệng. Nhưng đầu ra là thứ bất thình lình ta hầu như không thể kiểm soát nổi như đi tiểu hay bị tháo tỏng. Đặc biệt tình dục là dục vọng đầu ra, ta khó kiểm soát hơn gấp bội, chẳng hạn như đàn ông không đủ sức kìm nén có thể mắc tội hiếp dâm, phụ nữ thì đưa dị vật kể cả bóng đèn vào cửa mình, để rồi bóng đèn nổ tung khi bị dúi mạnh, phải cấp cứu bệnh viện, để giải phẫu gắp ra…
Ăn – uống là đưa vào cho bản thân, nghĩa là vẫn ích kỷ. Nhưng chỉ có ái tình, người ta mới đem cho. Lúc đó đàn ông xuất tinh ra và đàn bà rụng trứng. Lúc đó cả hai đều đem cho, và nó đã tạo ra sản phẩm đặc biệt, là thai nhi – sản phẩm bất sánh của việc trao ban lẫn nhau!
Việc xuất tinh hoa, không chỉ là nghĩa đen, mà còn đem theo nghĩa bóng, một vị cha đạo đã giảng lễ;.... không ai có thể trở thành vĩ đại khi không xuất thần?! Một đôi cánh nằm bẹp dưới đất vẫn chỉ là đôi cánh, nhưng khi chúng đập cánh bay lên tầng mây, thì khác gì quả tên lửa đã xả một lực vào bệ phóng để bay vọt lên trời. Một con người dù giỏi đến đâu, anh ta chỉ đi ngủ thì khác nào “nhân chi sơ tính bản thiện” của một cái giẻ rách?! Nhưng khi con người đó ngồi vào bàn làm việc đã xuất thần ra tinh hoa, những tư tưởng, phát kiến và sáng chế thì anh ta khác gì đã bay vọt qua các tầng mây?!
Người Pháp có câu rất hay: Sáng tạo – tức Enfanter – tức là sinh con! Vậy người ta sinh con (hay sáng tạo) bằng gì? Trước hết anh ta đã xuất tinh hoa (xuất thần) hoà hợp với chị ta rụng trứng, vì thế đã sáng tạo ra một hài nhi, để trở thành thứ được gọi là “một linh hồn còn quí hơn cả vũ trụ này!” hoặc được Chúa cấp căn cước: “Thân xác là đền thánh của linh hồn!”
Tóm lại, từ đầu tôi đã bàn đến khoái lạc đạt tới cực lạc khi nó mang bản chất của sinh – tử, thì đến đây sau cả một chặng đường dài, nghĩa là từ lúc ấu thơ đến lúc trưởng thành, chúng ta lại gặp, khoái lạc giao hoan như một giá trị cực lạc: khi người ta “vong kỷ - hiến tha” đem cho để tạo nên hài nhi là kết quả cũng là cứu cánh “tuyệt đối” của giao hoan. Thật giống như thánh Gandhi nói: mọi thứ vui như ăn uống hay thể thao, chúng là những thói quen máy móc, còn tình ái, nó là một niềm vui mang sáng tạo không gì sánh được!
Paul Đức 19/8/2023
(mời các bạn xem tiếp bài 24)
Tranh: Edward Lamson Henry (1841-1919)
Comments