top of page
  • Nguyen Hoang Duc

AI VỀ ĐÂU? (No.2)

AI VỀ ĐÂU?

CÁ NHÂN – THA NHÂN – CÔNG LÝ – PHỔ QUÁT – TRI THỨC – PHÁP LÝ – QUỐC GIA – NHÂN LOẠI – LÝ TƯỞNG


Bài 2: ĐÓNG CỬA ĐỂ ĐÀO LUYỆN BẢN THÂN


Chúng ta đã bàn đến, ngôi nhà tất yếu phải mở cửa để ra với đời, nếu không vô ích. Như chim thì phải ra giàng mới cất cánh bay được, nếu không rơi xuống đất nát bét, con lợn nuôi đủ lớn mới xuất chuồng và mới xuất hiện bộ tràng rất ngon, như người Việt bảo “Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon”. Hạt ổi, hạt na… rất rắn vì chúng là hạt nhân, chim trời mổ ăn, không tiêu hoá được hạt, chúng bay đi gieo thứ không thể tiêu được xuống đất đai mọc lên như rừng… Vậy khi nào thì hạt mọc thành cây? Quả chưa chín, ăn chua loét, hạt còn non không thành mầm cây được. Chỉ khi quả chín, mới tạo hạt đủ già, để mọc thành cây!


Con người cũng thế, nếu không rèn luyện chín muồi thì làm sao có thể trổ hoa và ra quả giá trị?! Một chiếc xe tải bao giờ cũng ghi thông số: tự trọng và tải trọng. Thí dụ: Tự trọng 5 tấn, trọng tải 4 tấn… Nếu chiếc xe đó không có “tự trọng” – tức là mang lấy mình, thì làm sao có thể chất hàng lên?! Một bình hoa hay một cái ghế cũng vậy, nếu nó không tự tại được mình, chưa đặt đã đổ, làm sao có thể chở mang cái khác?!


Theo văn hào Lỗ Tấn thì, người Hoa quan niệm: lớn tuổi mà tốt vô tích sự thì như chiếc giẻ lau. Giẻ lau không cần cân bằng để tự tải, vứt chỗ nào cũng được, nhưng nếu nó bị trơ không đủ chất vải để hút nước, thì việc lau bàn ghế của nó cũng vô ích?! Người Việt nói; nhiều tuổi mà không rèn thì không lớn như “to đầu mà dại, nhỏ dái mà khôn!”


Một thiền sư, luyện công, luyện võ xong mới có thể xuống núi hành đạo. Một con người bước ra khỏi cửa cũng vậy, nếu chưa luyện công quả gì, làm sao có ích, bước vào đời cũng như không, thì có gì để bàn. Có danh ngôn: “Một cá nhân không hoàn bị thì không thể kết hợp với người khác”. Đơn giản như một chiếc ốc nếu chưa có gien thì làm sao lắp vào cái đinh?! Cũng có một danh ngôn khác: “chiếc giầy bên phải không hoàn bị thì làm sao có thể đi cùng chiếc giầy bên trái?”

Vậy một người muốn luyện công thì sao? Người ta vẫn gọi nơi tu thiền là mật thất hay thất cung. Cây cỏ không có ánh sáng sẽ chết, nhưng tất cả những hạt giống lại lên mầm trong bóng tối của lòng đất. Thi hoà Đức Goethe nói rằng: “Bản lĩnh rèn luyện trong biến cố, nhưng trí tuệ lại hình thành trong im lặng”. Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn viết câu thơ:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn lao xao


Mở cửa ra là cứu cánh của đời ta, nhưng đóng cửa lại chính là tu tập cho hạt giống được nảy mầm làm cây đại thụ. Trái lại, hạt giống chưa thành cây, hay tài năng mới chỉ bé tẹo như hạng giẻ rách thì làm sao giúp ích cho đời?! Người Việt có câu:

Thế gian chuộng của chuộng công

Nào ai có chuộng người không bao giờ?!


Và cũng nói, bọn chạy lông nhông ngoài đường, không tĩnh tại để học hành cũng như rèn luyện bản thân mình thì chỉ là hạng “nhông nhông như chó dái”!


Khổng Minh nhiều năm đóng cửa đọc sách, mà khi xuất gia khỏi lều tranh liền làm thừa tướng hiển hách cho vua nhà Hán là Huyền Đức. Có câu “lửa thử vàng”, bạn chưa luyện mình thành vàng thì bạn làm được gì siêu việt? Vậy thì hãy đóng cửa rèn luyện mình thành vàng trước khi mở ra với cuộc đời!


Paul Đức 06/7/2023

(mời các bạn xem tiếp Bài 3)


Tranh: từ Internet

7 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page