top of page
  • Nguyen Hoang Duc

AI VỀ ĐÂU? (No.14)

AI VỀ ĐÂU?

CÁ NHÂN – THA NHÂN – CÔNG LÝ – PHỔ QUÁT – TRI THỨC – PHÁP LÝ – QUỐC GIA – NHÂN LOẠI – LÝ TƯỞNG


Bài 14 : TÌNH YÊU LÀ SỢI DÂY MẬT MỠ MỎNG MANH ĐU BÁM VÔ VÀN TRỤC LỢI


Nói về tình yêu, người ta thường chỉ nói mặt phải của tấm huân chương với vô số những lời tốt đẹp, nào hoa hồng sắc hương, nào cực lạc, nào cõi thiên thai, rồi hạnh phúc say đắm mê mẩn ngất trời… Nhưng có tấm huân chương nào không có mặt trái. Núi càng cao thì vực thẳm càng sâu, ngã trên đất bằng thì phủi quần đứng dậy, chứ ngã trên đỉnh thiên thai thì lăn ngay xuống vực, thịt nát xương tan…


Người Đức cũng như văn hào Nga theo cách nói của Đức đã miêu tả: cây càng muốn vươn lên cao nhận ánh sáng bao nhiêu, thì rễ của nó phải cắm sâu vào nơi tối tăm trong lòng đất bấy nhiêu để hút nước và dinh dưỡng.


Giờ để xứng đáng là khoa học, không tán dương tình yêu cách ba vạ tuỳ hứng, chúng ta buộc phải nhìn tấm huân chương cả mặt trái, đồng thời nhìn ra cái bất lợi, cái xấu của tình yêu để mà phòng tránh. Chiếc xe hơi tốc độ cao và tiện nghi khi chở mang chúng ta, nhưng chúng ta cũng biết, tốc độ của nó gây nguy hiểm chết người, và khói nó thải ra gây ô nhiễm môi trường!


Người Việt có câu: “Thớt có tanh tao ruồi mới đậu!” Tình yêu như chúng ta biết chứa mang tột đỉnh sung sướng và hạnh phúc, thì đó là cái thớt tanh nhất, điều đó không chỉ nghĩa bóng, mà mùi của khoái lạc cả trai lẫn gái có mùi tanh như cá luôn?! Vậy thì vô số ruồi bu đến đó đậu, cả ruồi, muỗi và nhặng xanh vo ve.


Chúng ta hãy nói đến các nhà vua, các tổng thống, các chủ tịch, rồi các vương gia, con cái vừa lớn đến tuổi dựng vợ gả chồng, họ liền lập con trai đối phương là phò mã, con gái mình là hoàng phi, sau khi cưới thay nhau: con dâu ở bên nhà vua – bố chàng rể vài tháng, rồi thay đổi con rể sang nhà vua – bố vợ vài tháng, tức là cả dâu và rể đều bị bắt làm con tin. Nếu anh động binh đánh tôi, thì con gái anh, hay con trai bên ấy liền bị bắt giam hay ra tay liền, mặc cháu trai – cháu gái đã thuộc cả hai nhà, nếu cần vẫn bắt và giết. Như vậy tình trai – gái, chồng – vợ ít nhất là móc nối cho hai toa tầu rất nặng. Đôi trai – gái phải mang sức nặng của cả quốc gia, mà mỗi biến động biên giới sẽ kéo theo sức ép lên cặp uyên ương!


Còn với các gia đình bình thường thì vô vàn trục lợi. Ở châu Âu, trong các tiểu thuyết cổ xưa, chủ yếu là xoay quanh của hồi môn hay thừa tự. Nhà nào đẻ con gái, nếu không có của hồi môn thì con gái ế chẳng ai lấy. Vì thế gia đình có vài con gái, tự dưng cha mẹ đã ác cảm với con gái như là gánh nặng, cha mẹ làm ăn bình thường, ăn còn chẳng đủ, lấy đâu tiền để giành làm của hồi môn… Ở Ấn Độ có một cô vợ đã trở thành nữ tướng cướp vì căm thù đàn ông. Cô bị cả gia đình và nhà trai hắt hủi vì không có của hồi môn. Cô đã trở thành tướng cướp đánh bắt nhiều đàn ông, hành hạ để trả thù!


Ở châu Á, con gái không phải lo của hồi môn thì lại là thứ thách gả. Nhà gái hẩy con đi như bán một món đồ càng cao giá càng tốt. Rồi mới thành ra chuyện: “Mất tiền mua mâm bà đâm cho thủng!” Đó là câu rủa của mẹ chồng trả thù nàng dâu, bà đã mất tiền cưới vợ cho con trai, nay nếu cô không vào khuôn phép, hay phật ý tôi, tôi sẽ cho “vỡ mâm” biết điều liền!


Còn các nước Hồi giáo, họ quan niệm con gái dù đẹp mấy thì đẹp, đều được qui ra tiền. Ai đủ tiền thì cưới, nên các cô gái nhiều khi phải lấy ông già hay cả người khuyết tật, chỉ vì họ có đủ số tiền cưới cô. Vì thế có không ít tình duyên cười ra nước mắt.


Còn quan hệ của cặp trai – gái thì sao? Chính họ là một cặp mâu thuẫn ngang trái nhất, chúng ta nên nhớ, giải phóng phụ nữ là cuộc giải phóng muộn nhất của nhân loại, nó muộn hơn cả giải phóng nô lệ. Đấy nàng là gối ấp má kề sát cánh nhất của chàng mà bị cư xử phụ bạc hắt hủi như vậy, thì làm sao cứ phải ngân nga ca tụng tình yêu lên mây xanh?!

Muốn có hạnh phúc đích thực chúng ta nhất thiết phải nhìn cả mặt trái của hôn nhân lẫn tình yêu?!

Paul Đức 29/7/2023

(mời các bạn xem tiếp Bài 15)


Tranh: Internet


3 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page