top of page
Nguyen Hoang Duc

9. THE PATH TO GREAT WORKS

(Translated by Dang Linh Chi

There has recently been a question among Vietnamese writers “When will Vietnam win the Nobel Prize in Literature?” In view of the foundation that has been mentioned in our books and magazines today, it is clear that the question has not approached the reality. A writer once came to a bitter conclusion that “Whoever writes to achieve the Nobel Prize will never get it.” Now let’s take performing arts as an example: a pianist is playing but still looking at the audience to see how they will greet and applaud him as well as looking at the judge to see whether they are captivated by his performance and will give him the prize or not; therefore, his mind is not all about his piano so how can he complete his performance excellently? A person wants to love but does not love sincerely and just cares about whether his seductive actions can win the girl’s heart, will his love burn into the ultimate flame of desire? Imagine if Shakyamuni Buddha did not meditate under a Bodhi tree to achieve inner peace but only prepared for a preaching in order to show off would he ever be enlightened? Jesus, before being hung on the cross, did not understand the pain he had never experienced but he was still torn between eagerness and fear of the path of his redemptive mission which he could only finish after going through it.

You want to get “fruit” and win a Nobel? You first have to look at the “tree” - the authors who produced that “fruit.” There is a Chinese saying “Great men walk on big boulevards” which means great people will walk on big paths which are commensurate with their abilities. To put it simply:; big cars can get into the small lanes because their wheels will stick out. Big ships cannot depart from small ports. What does a big ship need? The first thing is a clear vision, next is large-capacity machinery, then is a large rudder, and finally a great route to go far. So like a ship, what does an author need? A clear vision is a vision for ideals. Large-capacity machinery is inner strength. The rudder is knowledge. And a great route is the mission to go far. A large ship without a plan to travel far is like a dock lying on the harbor pestering for money. An author without a mission just plays around, taking part in meetings for fun, idly humming hundreds of poems every night. We make hundreds of beautiful bowls but that stack of bowls will never compare with a magnificent monument standing in the sky. Recently, an once popular poet has said: no one of us is big fish, we are just tiny shrimps. Is a flock of thousands of tiny shrimps worth the chasing of whales? On the occasion of the 100th birthday of Han Mac Tu, Phuong Dong Publishing House published four collections of poems by Han Mac Tu and other authors in which the bishop Hoang Duc Oanh in Kontum diocese wrote: “In the past hundreds of years, only a few of Catholics (including thousands of highly educated clergy) ever published short stories or novels to honor the path of redemption of faith. There were mainly short poems.” (Có một vườn thơ đạo - published by Phuong Dong Publishing House in 2012). The situation is nothing different in real life, throughout the history, Vietnam only has some notable proses such as “Hịch tướng sĩ” or “slightly above mini” historical novels like “Hoàng Lê nhất thống chí.” The rest were poems about admiring nature and poems about daily life, all of which were written in just a few minutes, just like Cao Shu finished a poem within only 7 walking steps.

What makes a great work? Great work must cover a great topic. And its genre must be great too. This compatibility is essential and a well-matched layout is compulsory. What is the greatest topic? The answer is always “justice.” Great authors created great works like Dostoyevsky with “Crime and Punishment” or Kafka with “Der Prozess" ("Judgment" in English) these works themselves have expressed a sense of justice. And they were classified as the world’s top works, to the extent that a Western writer even wrote: “You write but you will never be like Kafka, then what is your writing for?” In a scholarly way, this was also the way philosopher Aristotle assured that: Literature is superior to other art forms because only literature has access to the highest beauty of the soul - justice.

The beauty of the soul is justice. And the evil of the soul is injustice. In order to have justice, we have to differentiate between right and wrong, good and evil. If you want to distinguish, you have to have a character to talk with. The Iliad and the Odyssey are great not only because they are epic but also because they are novels and plays with characters who fight and converse with each other. Recently, hundreds of Vietnamese poets have been listed with several epics but they lack plots, characters as well as dialogues. So we are born in the name of what? In the name of justice? In the name of what topic? There is no other name for them rather than "living".

To build a big house, we must have a steel structure. And the highest buildings only set a record for their heights, regardless of whether they're ugly or beautiful. The height and the structure of the building is also the stature that idea should reach. Many world experts have distinguished between length civilization and height civilization. Length civilization is just like the Great Wall, no matter how long it is, it is only famous for its length, or like pagodas with hundreds of compartments in Vietnam, extending those pagodas by building more rooms is not too difficult. Meanwhile, just reaching one meter in height is extremely challenging.

The highest level of thinking is the ability to reason, because it is the foundation for people’s awareness as well as the prosperity of a nation. Only with an aspiration for progress and development can people grow up. Nowadays, in our country, only a few writers are dedicated to literary and art criticism. Meanwhile, the rest mostly avoid rational thinking so that their life will be easy and challenge-free; therefore, they cannot mature and most of them are still in a wobbly mindset and cannot discuss the character's function as well as two sides of justice. Because our thoughts are still so superficial that we can only produce poems which are curt, if we try to lengthen our poems in the hope of turning them into epics, we are just making our poems long-winded and nonsensical.

“Certain trees bear certain fruits”. An improved vehicle factory cannot produce an airplane. In order to manufacture an aircraft, people have to implement a totally different technological process. Recently, many businesses wanted to localize spare car parts but they didn’t succeed in this attempt. From this example, we can see that the mindset of agricultural activities can never turn into a modern technology production line. So, by giving prizes to “tiny shrimp” poets, can we turn them into “lobsters”? If they can become “lobsters”, how long more will it take them to become “whales”? The fact that Hoang Quang Thuan has recently collapsed just a few months after being nominated for a Nobel Prize reminds us that: the hastily built sand castle without a steel frame of thoughts and the literal mission is just a sparkle of soap bubbles.

Should we look at the lucky writer Mo Yan? Mo Yan is backed up by the largest nation and the second largest economy in the world… so Vietnamese writers shouldn’t daydream about becoming a second version of him. If you want to win a grand prize for your work, first of all, you have to improve your stature, don’t arbitrarily give prizes to each other. A small boat floats very gracefully in the pond because that is how it cleverly shows off to win several local awards. But a giant battleship which cannot gracefully float on the sea can still be great. In life, the pretentious procession decorated with flowers and flags is always the pioneer. That is also the way the little ones pursue things. The throne is always the last. A wall, when we look at it from near, we will see that it is smooth, but when we take steps back, the roughness becomes invisible. When we look at a tall tower from hundreds of miles away, we never notice whether its wall is smooth or rough. So are great works, they leave a long-last impression on readers and influence the whole world. Meanwhile, works which are emotion-based and read for fun can never influence our mindset. But that being said, our poems, short stories or novels are not even worth reading for fun because poems are only read when given as a gift and books which have loose plots, boring characters and dialogues are not interesting enough to read. So why are certain books best-sellers while others are not? Books can only be sold by being stuffed into libraries or depending on promotion, publicization and biased preferences. Now let's ask another question: why is your value as a writer still not enhanced even when your book is a best-seller and you have won a lot of awards?

Creativity is an inevitable path: big ships, big routes, big ports. But if you are a small boat, no matter how many awards you win, your ship can never embark on a big harbor. There are lots of bamboo-leaf boats floating near the harbor to trade meaningless products, but don’t think that these boats belong to this big harbor. Without a long trip, a ship can never enter a big harbor. The further you go, the more experience you can gain. But the first lesson you have to learn is to get rid of the idea that you can enter the big port with laurels on your head while being showered with cheers and applause even though you haven’t departed. The path of the time is often opposite to the path of eternity of mankind. Soviet literature has proved this lesson. So are we waiting for this lesson to wake us up?


9. CON ĐƯỜNG ĐI TỚI NHỮNG TÁC PHẨM VĨ ĐẠI (Paul Nguyễn Hoàng Đức)


Văn học Việt trong nhiều năm mới đây đã từng khơi lên “Việt Nam bao giờ có được giải Nobel văn học?” Xét về nền móng đã được biểu hiện trên sách báo của chúng ta hiện nay, rõ ràng câu hỏi chưa tiếp cận hiện thực nói theo ngôn ngữ phim hoạt hình thỏ và sói của Nga là “hãy đợi đấy!” Có một nhà văn không nhỏ viết ra một phương ngôn đắng cay rằng “kẻ nào viết văn để giành giải Nobel sẽ không bao giờ đạt giải!”


Giờ chúng ta hãy ngắm môn nghệ thuật trình diễn cho dễ hiểu: một tay chơi đàn vừa biểu diễn vừa lo ngắm nhìn khán giả sẽ chào mừng mình thế nào, ban giám khảo bị cuốn hút để trao giải cho mình, tâm trí của anh ta đặt ngoài cây đàn, anh ta liệu có hoàn thành bản nhạc cách xuất sắc hay không?! Một người muốn yêu nhưng không yêu theo cách tự giác hết mình hết sức mà chỉ lo đến hiệu quả của các hành động quyến rũ của mình, liệu tình yêu của anh ta có cháy lên ngọn lửa vong kỷ hướng tha tột đỉnh?! Thử tưởng tượng Đức Phật Thích Ca chưa lo ngồi thiền dưới gốc bồ đề để chứng quả mà chỉ lo soạn diễn văn trong tâm trí ngày mãn nguyện rồi phô trương cho chúng sinh, liệu ngài có giác ngộ thành công?! Chúa Jesus trước khi treo trên thánh giá Ngài đâu có hiểu được nỗi đau chưa trải nghiệm nhưng lòng Ngài vẫn tươi dòng niềm xao xuyến sợ hãi mơ hồ về con đường sứ mệnh cứu chuộc mà Ngài chỉ có thể hoàn tất khi đi xuyên qua nó?!


Muốn có quả để trao giải Nobel ư? Chúng ta buộc phải nhìn vào Cây, nghĩa là nhìn vào những tác giả sinh ra quả đó. Người Trung Quốc có câu “đại nhân đi đại lộ”. Có nghĩa là: người lớn sẽ đi con đường lớn tương xứng với họ. Nói đơn giản tất yếu rằng: xe lớn không thể đi vào đường nhỏ nơi làm cho hai hàng bánh của nó chìa ra ngoài. Tầu lớn không thể xuất phát từ bến cảng nhỏ. Một con tầu lớn cần những gì? Trước hết là tầm nhìn hoa tiêu thật xa, thứ đến cần máy móc công xuất lớn, sau là bánh lái lớn, cuối cùng là một lộ trình lớn để đi xa. Một tác giả như con tầu lớn cần cái gì? Tầm nhìn lớn chính là cái nhìn lý tưởng. Động cơ lớn chính là nội lực. Bánh lái là tri thức. Còn lộ trình lớn chính là sứ mệnh để đi xa. Một con tầu lớn không có dự trình đi xa có khác gì ụ nổi nằm ệch trên bến cảng vòi vĩnh mấy đồng tiền sơn quết. Một tác giả không có sứ mệnh cho ngòi bút, chỉ ra ra vào vào, sinh hoạt đoàn thể vui chơi giả trí, ngâm nga dăm câu ba điều theo kiểu một đêm làm cả trăm bài thơ chắp nhặt đồng nát vụn vặt. Nếu chúng ta làm ra cả trăm cái bát đẹp thì chồng bát đó đâu có thể sánh với một tượng đài nguy nga tráng lệ đứng giữa trời. Mới đây một nhà thơ cỡ lớn nhất của hệ bao cấp đã nói : chúng ta không ai là cá to, mà chỉ là tép. Thử hỏi một đàn tép khổng lồ cả vạn con kia liệu có đáng một cái hớp của cá voi? Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Hàn mạc Tử, nhà xuất bản Phương Đông có ra mắt bốn tuyển tập thơ của Hàn Mạc Tử và hàng trăm tác giả, vị giám mục Hoàng Đức Oanh ở giáo phận Kontum có viết đại ý: trong vài trăm năm qua, người công giáo (bao gồm cả ngàn giáo sĩ học vấn rất uyên thâm) nhưng có mấy ai đã viết ra truyện ngắn hay tiểu thuyết để tôn vinh con đường cứu chuộc của đức tin. Mà chủ yếu chỉ có những bài thơ ngắn (“Có một vườn thơ đạo” NXB Phương Đông 2012, tr 13). Bên đạo đã vậy, bên đời cũng chẳng khá hơn, trong đằng đẵng lịch sử, Việt Nam chủ yếu chi có vài áng văn xuôi đáng chú ý như “Hịch tướng sĩ” hay tiểu thuyết lịch sử trên mức mini là “Hoàng Lê nhất thống chí”. Còn lại chúng ta chỉ có những bài thơ tức cảnh sinh tình, cũng là thơ sinh hoạt, những cái gọi là tác phẩm chỉ làm trong chốc lát, giống Tào Thục kia đi bảy bước làm xong bài thơ.


Thế nào là tác phẩm lớn! Tác phẩm lớn là đề tài phải lớn! Thể tài cũng phải lớn! Đó là “y phục xứng kỳ đức” tất yếu, và là đăng đối bắt buộc. Đề tài lớn nhất là gì? Bao giờ cũng là công lý! Những tác giả lớn sinh ra những tác phẩm lớn như Dostoievski với “Tội ác và trừng phạt”, và Kafka với “Vụ kiện”… bản thân những tác phẩm này đã nói lên cái nội dung công lý ở bên trong. Và chúng đầy uy thế bước vào hàng những tác phẩm đứng đầu thế giới. Đến mức một nhà văn phương Tây có viết trào lộng “Viết văn mà không thành Kafka thì viết làm gì?” Một cách kinh viện đây cũng chính là cách triết gia Aristote khẳng định: Văn học hơn hẳn các loại hình nghệ thuật khác vì chỉ có văn học mới tiếp cận được vẻ đẹp cao nhất của tâm hồn – đó là công lý.


Vẻ đẹp của tâm hồn là – Công lý. Còn cái xấu xa của tâm hồn là Bất công. Muốn có công lý, thì người ta phải biết phân biệt phải – trái, đúng – sai, thiện – ác. Muốn phân biệt được thì phải có nhân vật để đối thoại. Hai trường ca Illiad và Odyssey vĩ đại, bởi chúng không chỉ là thi ca, chúng còn là tiểu thuyết, cũng còn là kịch với những nhân vật đấu và đối thoại nhau chan chát. Trong khi đó mới đây hàng trăm nhà thơ Việt được thống kê cùng vài trăm trường ca, nhưng chúng không hề có cốt truyện, nhân vật, cũng như đối thoại. Vậy chúng sinh ra là nhân danh cái gì? Nhân danh công lý ư? Nhân danh đề tài gì? Chẳng có tên gọi khác nào giành cho chúng là “sinh hoạt”.


Muốn làm một ngôi nhà lớn người ta phải có kết cấu bằng thép. Và những ngôi nhà kỷ lục cao nhất, chúng được nêu ra kỷ lục chiều cao, mà không cần đếm xỉa đến việc kiểu dáng xấu hay đẹp. Chiều cao và cấu trúc tòa nhà, đó chính là tầm vóc mà tư tưởng đạt đến. Nhiều chuyên gia thế giới có phân biệt văn minh chiều dài và văn minh chiều cao. Văn minh chiều dài như Vạn lý trường thành dù vĩ đại cũng chỉ là thứ bò dài, như chùa Trăm gian ở Việt nam làm thêm vài gian cho đến cả nghìn gian nới dài cũng chẳng có gì khó. Nhưng chỉ cần đạt một mét chiều cao sẽ vô cùng thách thức.


Cái cao nhất của tư duy là khả năng lý luận, bởi đó chính là phần cứng xây lên ý thức của con người cũng như làm cho một quốc gia trở thành cường quốc. Chỉ có với ý thức tiến bộ con người mới trưởng thành. Cả nước ta hiện nay mới có khoảng trên dưới chục mống chuyên chú việc lý luận phê bình văn chương nghệ thuật. còn lại đa số lẩn trốn tư duy lý luận cho đời nhàn hạ tươi mát, vì thế mà độ trưởng thành rất thấp, đa số còn ở não trạng tư duy vần vèo, không thể trực ngôn bàn vào chức năng của nhân vật cũng như cánh tả hay cánh hữu của công lý. Vì tư tưởng của chúng ta còn lẹt đẹt quá nên chúng ta mới chỉ có thể ra lò những bài thơ ngẵn tũn, có kéo dài một chút mong thành trường ca thì là cách tập hợp câu giờ theo kiểu ngâm nga ý ỳ y…


Cây nào ra trái ấy. Nhà máy sản xuất xe cải tiến thì không thể cho ra lò máy bay được. Muốn sản xuất ra máy bay, người ta phải lắp đặt một quy trình công nghệ khác hẳn. Mới đây, nhiều doanh nghiệp muốn nội địa hóa các phụ tùng lắp vào ô tô mà không làm nổi, đủ thấy tư duy ruộng lúa không dễ biến thành dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại. Vậy thì bằng cách đội giải thưởng lên đầu các nhà thơ tép riu liệu có biến họ thành tôm hùm được không? Nếu là tôm hùm thì bao lâu mới thành cá voi? Sự kiện Hoàng Quang thuận mới đây ứng cử giải Nobel chưa đầy vài tháng đã sụp đổ tan tành cho chúng ta nhận biết rằng: lâu đài cát xây vội vàng không hề có khung thép của tư tưởng và sứ mệnh chữ nghĩa chỉ là cái lấp lánh của bong bóng xà phòng.

Liệu chúng ta có nên nhìn về phía nhà văn may mắn Mạc Ngôn chăng? Mạc Ngôn được sự hậu thuẫn của một dân tộc đông nhất thế giới, tiền nhiều thứ hai thế giới… các nhà văn Việt đừng tưởng bở một bản sao của Mạc ngôn. Muốn đạt giải cao cho tác phẩm của mình thì trước hết hãy biết nâng cao tầm vóc của mình, chớ đừng cầm tóc mình nhấc lên, hay cắm tóc lên đầu nhau bằng giải thưởng. Một chiếc thuyền thúng bơi rất duyên dáng ở trong ao, đó là cách nó múa may khoe khéo khoe khôn để đạt nhiều giải thưởng hợp tác xã. Nhưng một chiến hạm khổng lồ không biết múa may mà vẫn vĩ đại. Trong cuộc đời, đám rước cờ quạt trống phách bao giờ cũng đi ra trước. Đó cũng là cách đắc chí theo đuổi của những người bé bỏng. Ngai vàng bao giờ cũng ra sau cùng. Một bức tường trong tầm mắt người ta thấy nó nhẵn nhụi, nhưng chỉ cần lùi ra xa chục mét, độ xù xì cũng không còn. Một cái tháp cao trăm mét nhìn thấy từ trăm dặm, người ta không bao giờ để ý đến tường của nó nhẵn hay xù xì. Những tác phẩm lớn cũng thế, chúng ám ảnh bạn đọc và gây hiệu quả cho thế giới. Còn những tác phẩm mùi mẫn đọc cho vui mơn trớn trên làn da làm sao có thể tác động đến tư tưởng? Nhưng nói vậy thôi, các tác phẩm thi ca, truyện ngắn hay tiểu thuyết của chúng ta ngay cả đến việc đọc cho vui cũng không xong, vì thơ thì phải dúi tặng, sách có nghìn người đọc… cốt truyện yếu, nhân vật yếu, đối thoại yếu làm sao đọc thấy cuốn hút mà vui. Vậy người bán được nhiều, người bán được ít thì sao? Sách bán được nhiều đa số nhờ cơ chế mậu dịch nhồi vào các thư viện, nhờ hệ thống lăng xê, và những định hướng thiên vị lệch lạc. Giờ chúng ta thử đặt một câu hỏi khác: tại sao sách anh bán được nhiều, anh ẵm nhiều giải thưởng mà giá trị ngòi bút của anh chưa nâng tầm, vẫn chỉ là tép?


Sáng tạo là một chặng đường tất yếu: con tầu lớn, lộ trình lớn, cập cảng lớn. Còn nếu bạn có là cái thuyền nhỏ, dù với bao nhiêu giải thưởng chăng nữa cũng đừng bao giờ áo tưởng rằng, thuyền ta may mắn trúng số độc đắc sẽ cập bến cảng lớn. Có rất nhiều thuyền lá tre bơi trong cảng bán mấy hàng xén vớ vẩn, ta chớ có lầm tưởng đó là cách ta đang cập cảng lớn. Không có chuyến đi xa thì không bao giờ vào cảng lớn! Đi càng xa thì hành trang càng lớn. Nhưng hành trang đầu tiên là ta hãy biết vứt bỏ ảo tưởng về việc chưa đi đã cập bờ cùng tiếng reo hò tung hô vang dội với vòng nguyệt quế của địa phương đội lên đầu. Con đường của địa phương, của thời cuộc thường ngược chiều với con đường vĩnh cửu của nhân loại. Văn học Xô-Viết đã chứng tỏ bài học đó. Còn chúng ta có đợi bài học đó đến đánh thức mình?

Paul Đức 27/3/2015












1 lượt xem0 bình luận

Comentarios


bottom of page