top of page
  • Nguyen Hoang Duc

6. AESTHETIC PRINCIPLES OF LIFE AND LANGUAGE: ONLY SUPERFLUOUSNESS IS BEAUTY, REDUCTION POVERTY AND

(Translated by Dang Linh Chi)


We are now in a heated discussion about writing reform by reducing consonants or vowels so that we can write in a much simpler way. In this article, because I will discuss principles, I would prefer not to mention one name or another because the principle of universal justice should not be associated with any certain name or else it will decline in its standard.


Now just suppose that on the roofs of temples and pagodas in Vietnam, the curved ones will be cut off because people assume that they are redundant and useless and costly in terms of material and construction; some even argue that roofs with dragon moon sculptures should also be cut off.


Now it’s the collar, why it must be lengthened in order to be folded and the lace and frills embroidered on the collar are also useless, the cuff links on the shirt are also pretentious and purposeless. In restaurants, why don’t they just put raw vegetables on a plain plate instead of decorative and colorful ones with saw tooth patterns. All these things are not simple, but rather based on the principles of aesthetics and beauty. The philosopher Kant claimed firmly that “Only the ostentatious and superfluous are beautiful, things that are sufficient are only ugly pragmatic mind.


The collars, cuff links, lace and frills, floor-touching wedding gowns and the curved roofs on the roofs of temples are all “redundant” and if only because of the minimization criteria, they can never be beautiful.

There is a Vietnamese saying “plenty breeds pride” which means only when people are wealthy and abundant in properties can they conduct glittering ceremonies. But when we are poor, we can only hold ceremonies in a formal but not pretentious way. In Europe, there are many churches which were built in only a few years but took a century to beautify and embellish it.


The same applies to language, talking curtly and bluntly is the uneducated class meanwhile the elite and educated class prefers to talk in a verbose and ostentatious way, especially those working in the field of diplomacy. For example, the word “Sir” can’t be as good as “Dear Sir.”


Philosopher Jean Paul Sartre once said “Every language has its own history.” For example, the adjective form of “height” in English is “high”, in French is “haut”, in German is “hoch”, all starting with the letter “h.” Why is there such a coincidence? Because in ancient alphabets, the letter “h” was represented by a ladder which was then truncated; therefore, whenever it comes to describing height, people have to attach the ladder-shaped “h” to the word. Thus, each word has its origin, and if we cut it off, the tree will die, then where is the root of the meaning?


In Germanic umlaut, the letters O and U often have 2 dots above them. If we remove those dots, the word and sound hardly change. But why do people still keep them? Because these dots have their origin.

Nowadays, cars are becoming increasingly bulky when cars are equipped with thousands of components such as cameras, sensors, tapes, videos, television, satellite phones… but what are these for? To increase the utility of the car. Similarly, sophisticated languages such as Latin, Russian, French (very sophisticated verb conjugations) or German (separable verbs)... all produced powerful philosophy or poetry.


The more civilized a nation is, the richer its vocabulary can be. The poor a nation is, the more limited its vocabulary can be. Do countries whose languages are already poor but still want to restrict their languages and narrow down their vocabulary realize that they are only proletarianizing their citizens’ spiritual life.


The Vietnamese language is not only poor but also limited, which accounted for the reason why our literature is so impoverished. Thatched bamboo houses are already unsuitable to install curved roofs and we still want to take down some leaves to roast potatoes then how miserable we can be? Poverty always breeds cowardice. And mental poverty is not an exception, merely producing humbly pragmatic “faces”.

Paul Duc 28/11/2017



6. NGUYÊN TẮC MỸ HỌC CỦA CUỘC SỐNG VÀ NGÔN NGỮ:

CHỈ CÁI THỪA MỚI ĐẸP, CÁI CO GIẢM LÀ NGHÈO HÈN VÀ BẦN TIỆN

(Paul Nguyễn Hoàng Đức)


Chúng ta đang rộ lên bàn về việc cải cách chữ viết theo lối giản tiện, có thể còn giảm bớt phụ âm hay nguyên âm đi. Ở bài này, vì bàn về nguyên tắc cứng, nên tôi không muốn nêu tên người nọ hay người kia, bởi vì nguyên tắc mang tính công lý phổ quát không cần vấp phải bất cứ cái tên nào mà làm suy giảm tính chuẩn mực “thẳng mực tàu đau lòng thước”?!


Bây giờ chúng ta hãy giả sử, trên các nóc đền, chùa Việt Nam, người ta cắt bỏ các mái cong, cho rằng nó thừa vì chẳng để làm gì cả, lại xây trát rất tốn nguyên liệu và công sức, rồi cả hình “lưỡng long chầu nguyệt” trên mái hãy vứt bỏ đi…

Giờ đến các cổ áo, tại sao cứ phải dài ra rồi gấp lại, các diềm đăng ten thêu thùa làm gì cho tốn công, lại còn các măng séc áo nữa cầu kỳ làm gì cho diệu vợi… rồi các nhà hàng và khác sạn, tại sao chỉ bày đĩa rau sống mà cũng phải uốn lượn hình răng cưa, xanh, đỏ, tím, vàng…?


Tất cả những điều đó không đơn giản, mà là theo nguyên lý về mỹ học và cái đẹp. Triết gia Kant tuyên bố xác thực rằng: Chỉ có cái thừa mới đẹp, còn cái vừa đủ chỉ là óc thực dụng xấu xí tàn tệ.


Những cổ áo, măng séc tay, diềm đăng ten, váy cô dâu quét đất, rồi mái cong trên nóc đền thờ là “thừa” cả đấy, nếu chỉ vì tiêu chí co giảm tối thiểu, thì chúng không cách gì đẹp được. Ở đây, người Việt cũng bảo “phú quí sinh lễ nghĩa”, tức là khi người ta sung túc dư dả, thì người ta mới tiến hành lễ nghĩa đẹp được. Còn nghèo đói ư, chỉ có thể ao ước “chém to kho mặn”. Ở châu Âu có rất nhiều nhà thờ, người ta xây thô chỉ mất ít năm, nhưng để làm đẹp – cũng là làm thừa cho nó, người ta phải mất cả thế kỷ.


Trong ngôn ngữ cũng vậy, nói cộc lốc, cụt lủn là của đám vô học, càng dân có học càng nói “dài dòng văn tự”, đặc biệt là dân ngoại giao là nói dài dòng nhất. Xin đưa một thí dụ: từ “thưa cha!” không thể hay bằng “thưa quí cha”.


Triết gia Jean Paul Sartre nói: “Mỗi ngôn từ đều có lịch sử của nó”. Chẳng hạn tính từ “Cao” trong tiếng Anh là High, tiếng Pháp là Haut, tiếng Đức là Hoch, đều bắt nguồn từ chữ H. Tại sao vậy? Vì trong chữ cổ, chữ H là cái thang, bị cắt ngắn dần, cho nên cứ bàn đến chiều cao thì người ta vẫn phải gắn cái thang chữ H là ông tổ vào. Như vậy, mỗi chữ đều có nguồn gốc của nó, nếu cắt đi thì cái cây sẽ chết, còn gốc tích ý nghĩa gì nữa?!


Trong tiếng Đức, các chữ O hay U, bên trên thường còn thêm 2 chấm. Bỏ những chấm đó đi, chữ và âm hầu như không biến đổi nhiều. Nhưng tại sao, người ta vẫn giữ lại? Bởi vì nó chính là một nguồn gốc nào đó!


Những chiếc ô tô ngày nay, càng ngày càng “cồng kềnh” khi gia tăng hàng nghìn linh kiện như camera, cảm ứng các loại, băng đĩa, video, truyền hình, điện thoại vệ tinh… để làm gì? Để gia tăng tiện ích cho con người.


Nhưng ngôn ngữ cầu kỳ và cực khó như tiếng Latin (7 cách) , Nga (6 cách), Pháp (chia động từ rất cầu kỳ), Đức ( động từ tách)… Đều sản sinh nền triết học hay thi ca hùng hậu. Quốc gia càng văn minh thì ngữ vựng càng rộng. Quốc gia càng nghèo hèn thì ngôn ngữ càng bần tiện. Đã bần tiện lại còn muốn co giảm để bần tiện hơn thì có phải mắc chứng kinh niên “vô sản hóa” cả tinh thần?!


Ngôn ngữ Việt, vừa nghèo vừa ba láp nên mới sinh ra nền văn học èo uột thế này. Nhà tranh tre nứa lá đã không làm được mái cong, lại còn tính cách rút bớt lá ra để nướng khoai có tội nghiệp không? Cái nghèo luôn sinh cái hèn. Và cái nghèo tinh thần cũng không ngoại lệ chỉ sinh ra những khuôn mặt thực dụng hèn hạ mà thôi.

Paul Đức 28/11/2017



3 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page