top of page
  • Nguyen Hoang Duc

4. LONELINESS OF A HUMAN - LONELINESS OF A POET

(Translated by Dang Linh Chi)


Building yourself up is the most difficult challenge? Saint Exupery once asserted that “Only humans can create loneliness.”


Loneliness! Is this word bitter enough to make your heart tingle? Does building your own ego require you to be willing to accept loneliness? Yes! Loneliness is undoubtedly the harshest challenge in everyone’s destiny.


Here is a heartfelt confession from a priest who contacts thousands of believers everyday on the occasion of priest-believer day: The greatest sacrifice in the life of priests who devote all their life to religion like me is loneliness. Our whole life is nothing but bitter, miserable and sorrowful loneliness. And it becomes a life-long challenge, festering in every cell and blood vessel in a body, in every single second. Am I homeless? No, I am under the arch of the immense church of God. Am I short of rice? No, the whole parish reared me with their ample supplies. Do I have nothing to wear? No, I am always dressed in the most beautiful church robes. The only thing that I lack - the inexplicable void inside my lonely heart - is the warmth from another heart! It is the eternal bitterness of my entire life. And it is also the love that I devote to God - a love that is full of challenges and hardships.


A beautiful virgin closed her soul and built a fortress of solitude so that all the men chasing her would never get her. Why did she do so? She wanted to have her own world in a meaningful afternoon that was started by a vow of love with a brave young man. And then he went away and never returned. She was still waiting for him, her heart, her soul and her body filled with his silhouette and his warmth. The tragedy here was that his silhouette lingered in her mind but he was not there. And there were still a lot of other men waiting for her but he was not one of them. Her fortress was a fortress of bitter loneliness and agony.


Is an animal trapped or lost lonely? No, it is just solitary but not lonely because as soon as it catches sight of its herd, it can easily and gleefully join in. On the contrary, human loneliness is different, it is cold and lonely even when you are in the crowd. There is a true story: there was a Zen Master who left his village in search of a solitary refuge on the snow-covered Himalayas to meditate. After more than 40 years of walking along the Himalayas, he returned to his village helplessly. The villagers asked him:

- You couldn’t find a quiet place to meditate, could you? He replied:

- No! There were plenty of serene places. It was just that my soul was no longer quiet enough for meditation. The master just admitted his failure. He was defeated by his loneliness, his boisterous heart could not oblige his eagerly wandering footsteps to stop.


Loneliness is the cruel suffering of a person because he is not only lonely but also aware of his loneliness. However, it is also thanks to their consciousness that people are the only one who dare to face loneliness in order to build themselves up to the fullest. Just imagine, was a pimp who was imprisoned for ten years for his guilt lonely? As soon as he was released from the prison, he fell into the arms of his girls who still admired him as their big brother. No! He could never endure loneliness even for just one hour. His ten years of loneliness was just a forced situation. He never kept that situation in his mind.


Loneliness! It is not a cry for a lost self, loneliness is a condition which prepares you for a human integration in which you are the one with a lot of responsibility and duty. Loneliness is a separate condition so that you can reflect on yourself as well as shape your own awareness. Schelling once said “Humans sleep in the tree trunks, dreaming in the wild but they become aware of themselves as humans. Saint Augustine said that “Man can lose himself in his eternal desire to seek the light of the truth that created it."


That is just human in general, what about writers? Because you are a writer, it is more necessary for you to build your own unique and independent ego and more importantly, you have to create your ego. If you cannot do this, how can your name be printed on your works? And where does creativity come from when life is always the same and will forever be the same. From love? Adam and Eve fell in love with each other since immemorial, didn’t they? From pain? Human tears had shed from generation to generation, didn’t they? From war? The pungent smell of gunpowder and the stink of rotting corpses still haunted the bloody history, didn’t they? From peace? The uneasy breaths of boisterous hearts still trembled in the flow of time, didn’t they? From ambitions? Incidents? Money? Poverty? Injustice? All of them are old. They are as old as human history. Then what did you create? Are you going to create your new outlook amidst all the troubles of this all too familiar world? There is no other way, the first thing you have to create is your own ego. Arthur Rimbaud once said “The study of a man who aspires to be a poet is the study of himself; he has to search for his soul, he scrutinizes and analyses it. As soon as he has understood it, he has to train it, which may seem simple: In any brain, natural development just simply becomes self-sufficient.” (The Creative Path - page 109).


In any brain, natural development just simply becomes self-sufficient. You can never hope that one day, you will become an illustrious writer before you train yourself to be an erudite and perfect person and become a self full of courage that can withstand any difficulty in life. So is your ego strong when you have to rely on other mighty egos? Do your writing base on the brains and the opinions of other people? Do you seek creative inspiration amidst the rumbling noises from all sides? No! You will never create your own true work that way. Just look at all the geniuses in history like Plato, Aristoteles, Newton, Einstein, Dostoyevsky, Balzac, did they leave their own heritage or the legacy of their family and community to humanity?


As an independent pilgrim, you walk through the desert solitarily and this is the duty that you cannot refuse, because when you meditate and understand the truth, it is the career of your own soul and only then will your soul become valuable. Now listen to the duty of a courageous person: “Refusing to join the crowd is also refusing to be tolerant of yourself.”


It is the only way by which you can train yourself, if you avoid challenges and indulge in your cowardly ego then you are not fulfilling your duty. You have to be yourself so that your writing can be the work of an author named You. But if you are not yourself, you belong to the crowd then your work is just like you, it will be the product of all the authors that overshadow you.


When you evade your duty, you are also evading the authorship of your own work. You are a writer but first of all, you are a human, with dignity and talent. Henry Miller once said “There is no difference between myself as a writer and myself as a person: failure as a writer is also failure as a person.” (The Creative Path - page 145).

Paul Duc 9/1993



4. CÔ ĐƠN CON NGƯỜI – CÔ ĐƠN THI SĨ

(Paul Nguyễn Hoàng Đức)


Xây lên con người của chính mình là nhiệm vụ cam go nhất?! Chúng ta hãy nghe Saint Exupery quả quyết: “Chỉ có con người mới xây dựng nổi cô đơn”.


Cô đơn! Hai chữ đó vang lên đã đủ gây cơn sóng cồn tê buốt trong lòng bạn chưa? Và xây lên bản ngã riêng rẽ của mình có phải là cam lòng chấp nhận cuộc thử thách của cô đơn? Vâng! Cô đơn chắc hẳn là một định mệnh khắc nghiệt nhất của con người.


Chúng ta thử nghe lời tâm sự thống thiết của một vị linh mục ngày nào cũng tiếp xúc với hàng vạn con chiên nhân ngày lễ “linh mục - chủ chăn”, ông nói: “Cái giá lớn nhất trong cuộc đời dấn thân tu hành của một linh mục là cô đơn. Đó là nỗi cô đơn dào dạt thống khổ chua xót suốt cuộc đời. Và nó trở nên một thử thách day dứt trọn cuộc đời trong từng thớ thịt, từng mạch máu, từng giây từng phút. Tôi thiếu nhà ư? Không, tôi ở giữa vòm cuốn nhà thờ Chúa mênh mông lồng lộng! Tôi thiếu cơm ư? Không, cả giáo xứ nuôi tôi với vật phẩm dồi dào! Tôi thiếu áo mặc ư? Tôi luôn được xúng xính trong những bộ lễ phục dài lượt thượt. Không! Cái mà tôi thiếu nhất – cái khoảng trống hư vô tút hút cứ mở mãi trong con tim cô đơn của tôi -là hơi ấm của một con tim khác! Đó là nỗi niềm buốt giá vĩnh viễn trọn đời tôi. Và đó cũng là mối tình của tôi dâng lên Đức Chúa Trời. Một mối tình mang trọn vẹn thách thức cam go thống khổ.”


Một trinh nữ xinh đẹp khép cửa tâm hồn để trở thành pháo đài cô đơn sừng sững trước tất cả những chàng trai hào hoa suốt ngày vây quanh tán tỉnh. Tại sao vậy? Nàng muốn khép lại cho riêng nàng một thế giới vào một buổi chiều ý nghĩa nào đó đã mở ra bằng lời thủ thỉ kết ước chung thuỷ với chàng trai quả cảm. Và chàng đã ra đi chưa trở về. Nàng vẫn đợi và cứ đợi, con tim nàng, tâm hồn nàng, cơ thể nàng đầy ắp hình ảnh và hơi ấm của chàng. Song bi kịch thống khổ là ở chỗ đó. Hình ảnh của chàng thì tràn ngập mà diện mạo của chàng thì vắng mặt. Còn vô số những chàng trai dập dình trước cửa thì sờ sờ ra đấy, nhưng chẳng có nổi một hình ảnh nào. Pháo đài của nàng là một pháo đài nhức nhối nỗi cô đơn bịt bùng thống khổ.


Một con vật bị nhốt hay bị lạc bầy, có cô đơn không? Không! Nó chỉ độc hành chứ không cô đơn, bởi lẽ ngay tức khắc khi nhìn thấy bầy đàn của mình, nó hớn hở ra nhập dễ dàng. Trái lại, nỗi cô đơn của con người khác hẳn, nó ghẻ lạnh cô độc giữa cuộc đời tấp nập đầy người. Có một câu chuyện thật rằng: một thiền sư từ bỏ làng mình đi tìm một chỗ cô quạnh trên dãy Hymalaya đầy tuyết phủ để ngồi thiền. Sau hơn bốn mươi năm đi dọc dãy Hymalaya, ông thất thểu trở về làng. Người làng hỏi ông:

“Ông không tìm thấy chỗ yên tĩnh để ngồi thiền à?”

Ông trả lời:

“Không! Chỗ yên tĩnh thì rất nhiều, nhưng chỉ có điều, lòng tôi đã không yên tĩnh để ngồi yên một chỗ nào.”


Vậy đó, vị thiền sư đã thừa nhận sự thất bại của mình. Ông đã thua cuộc nỗi cô đơn của mình, trái tim náo nhiệt của ông đã chẳng một lần xúi giục nổi những bước chân hăm hở lang bạt hãy ngồi xuống.


Cô đơn là nỗi đau thống khổ của con người, bởi con người vừa sống cô đơn vừa ý thức về nỗi cô đơn của mình. Nhưng cũng chính có ý thức mà con người là kẻ duy nhất dám đối chọi với nỗi cô đơn để xây lên mình một cách toàn diện nhất. Chúng ta thử tưởng tượng, một tên ma cô dẫn gái bị tống giam mười năm, hắn có cô đơn không? Ngay giờ phút đầu tiên được xổng trại, hắn đã sa vào giữa những vòng tay của đám “chị em” vẫn ưu ái gã như một đại ca. Không ! Hắn không bao giờ muốn cô đơn đến một giờ. Sự cô độc suốt mười năm của gã chỉ là một hoàn cảnh bắt buộc. Hoàn cảnh đó ở ngoài tâm hồn hắn.


Cô đơn! Không phải tiếng kêu rêu rao cho bản ngã lạc lõng của mình, mà cô đơn là điều kiện thuần khiết để đào luyện chính mình trước khi tham gia vào cuộc hội nhập nhân loại như một kẻ mang trách nhiệm và bổn phận. Cô đơn là điều kiện riêng rẽ để phản tỉnh chính mình, cũng như xây lên ý thức của mình. Schellinh nói: “Con người ngủ trong thân cây, mộng tưởng trong dã thú, nhưng ý thức và nhận biết chính mình trong con người” ( L’homme qui dort dans la plante, qui s’eveille et prend conscience de soi dans l’homme ). Và thánh Augustine cũng nói: “Con người có thể đánh mất chính mình trong khát vọng vĩnh cửu của nó để tìm kiếm ánh sáng của chân lý đã sáng tạo ra nó.”


Đó là con người nói chung, còn con người nhà văn thì sao? Anh là nhà văn, anh lại càng phải xây lên bản ngã của mình một cách độc lập đặc thù nhất, và hơn nữa anh phải sáng tạo ra bản ngã của mình. Nếu không làm vậy thì làm sao tác phẩm của anh có thể mang tên anh? Và sự sáng tạo ở đâu khi mà cuộc đời đã là vậy, luôn là vậy, và mãi mãi là vậy? Tình yêu ư? Chẳng phải Ađam và Êva đã yêu nhau từ thủa khai thiên lập địa! Đau khổ ư? Chẳng phải nước mắt loài người đã rỏ từ thế hệ này đến thế hệ khác! Chiến tranh ư? Chẳng phải mùi khét lẹt của thuốc súng và hơi thối rữa của xác chết vẫn ám khí trên những trang sử còn hoen máu! Hoà bình ư? Chẳng phải hơi thở mỏng manh xao xuyến của những trái tim dễ cảm còn đang run rẩy trong gang tấc của thời gian! Tham vọng ư? Biến cố ư? Tiền bạc ư? Nghèo đói ư? Bất công ư? Tất cả đã cũ cả rồi! Nó cũ như lịch sử của loài người. Vậy anh sáng tạo cái gì? Có phải anh sẽ sáng tạo cái nhìn mới mẻ của anh giữa những vấn nạn đã trơ lỳ nỗi cam go trên thế gian sông núi đã quá cũ này! Vậy, chẳng còn cách nào khác, cái đầu tiên anh phải sáng tạo là sáng tạo ra bản ngã của mình. A. Rimbaud nói: “Sự nghiên cứu của con người muốn trở thành thi nhân là sự hiểu biết về chính hắn toàn bộ; hắn tự tìm kiếm tâm hồn hắn, hắn tra xét, khảo sát, học hỏi nó. Ngay khi hiểu nó, hắn phải đào luyện nó, việc đó có vẻ đơn giản: Trong bất kỳ bộ não nào cuộc phát triển tự nhiên cũng tự viên thành” (Con đường sáng tạo, tr.109).


Trong bất kỳ bộ óc nào cuộc phát triển tự nhiên cũng tự viên thành. Bạn chẳng bao giờ có thể hy vọng trở thành một nhà văn lừng lẫy trước khi bạn công phu đào luyện mình thành một người thông thái và hoàn hảo; một bản ngã đầy bản lĩnh và vững chãi trước gió bụi cuộc đời. Vậy bản ngã của bạn có hùng mạnh không khi bạn phải nhờ vía những bản ngã khác hùn hạp cho bạn? Bạn có viết bằng bộ não của đám đông và những cánh tay tập thể không? Bạn có đi tìm cảm hứng sáng tạo giữa những tiếng thanh la chũm choẹ, tiếng hò reo nổ tứ bề? Không! Chẳng bao giờ bạn có thể sáng tạo tác phẩm đích thực của bạn bằng cách ấy. Bạn hãy nhìn khắp trần gian, Platon, Aristote, Newton, Einstein, Dostoievski, Balzac đã để lại cho nhân loại di sản của riêng họ hay di sản của hộ gia đình, cơ quan, hay khu phố họ?


Như một kẻ hành hương độc lập, bạn hãy đi qua sa mạc một mình, đó là bổn phận riêng có mà bạn không thể chối từ, bởi lẽ khi bạn suy tư và thông thiên với chân lý thì đó là sự nghiệp của riêng tâm hồn bạn, và chỉ thế, thế thôi, tâm hồn bạn mới trở nên giá trị. Bạn hãy nghe đây bổn phận của kẻ can trường: “Con người không chịu gia nhập vào đám đông, là kẻ từ chối khoan dung với mình” (Schopenhauer, Nhà Giáo dục tr.8).


Đó là cách duy nhất để đào luyện mình, cách từ chối hang hổ lẩn trốn của một bản ngã ươn hèn đã đánh rơi bổn phận mang tên mình. Bạn phải là bạn thì tác phẩm của bạn mới là của nhà văn mang tên tác giả là Bạn. Còn nếu bạn không phải là bạn, bạn thuộc về đám đông, thì tác phẩm cũng giống như bạn, nó sẽ là tuỳ phẩm hay thụ phẩm của khối tác giả bao trùm lên bạn.


Khi ta vong thân đào thoát khỏi bổn phận của ta thì hiển nhiên ta cũng vong thân khỏi tác phẩm của mình. Bạn là nhà văn bởi trước hết bạn là một con người, một con người có nhân cách và tài năng. Đó cũng là cách mà nhà văn Henry Miller đã xác định: “Bởi không có sự phân cách giữa chính bản thân tôi như một nhà văn và tôi như một con người: thất bại như một nhà văn có nghĩa là thất bại như một con người” (Con đường sáng tạo, tr.145).


Nguyễn Hoàng Đức 9/1993





1 lượt xem0 bình luận

Comentarios


bottom of page