top of page
Nguyen Hoang Duc

15. INDIVIDUAL IS THE NUCLEUS OF THE SOCIETY BUT INDIVIDUAL WHO DOES NOT EXPRESS HIMSELF CANNOT ...

15. INDIVIDUAL IS THE NUCLEUS OF THE SOCIETY BUT INDIVIDUAL WHO DOES NOT EXPRESS HIMSELF CANNOT CONNECT THE SOCIETY

(Translated by Dang Linh Chi)


The role of each individual is like each nucleus which constitutes the society, just like the necessity of each cell. That role must be even further emphasized and focused if an individual has the ability to think, and more importantly, to generate ideas and guide the activities of the community. A Vietnamese saying goes “A resourceful man is like a bunch of hardworking men” which demonstrates the importance of an individual who can think, just like a brain, constituting only 1% of the whole body but directing all of the body's activities.


Individuals who have the ability to think are very important to the society, much more important than other individuals; therefore, every community in particular and humanity in general, must create opportunities for individuals who can think, especially for those with lofty cause, we should provide them with ample opportunities to think in order to avoid the mistake of “beheading” oneself and ending up ignorantly navigating through the dark like Socrates and Jesus as well as many other similar lessons.


Intuitively, with a direct look, we can see that: a large stone cannot be carried by only one person but three people, which means when together, people are capable of doing great things, but not many of us are aware that ideological cooperation even produces a much more significant impact. The writer Albert Camus once described: without arrangement, a castle will only be a pile of stones, with arrangement, that pile of stones will be a huge castle. Then what is the arrangement? Everything begins with an architect sketching the castle, which will then go under review and get approval by many big brains before being put into construction, with collective efforts from the engineers, to the foreman and every worker, all working according to the smallest details of the sketch, until the day when the castle was completely built from a stack of different-sized stones. Even a tangible thing like a castle needs "ideological material" like that then how much thought do intangible human social works need? In answer to this question, the genius musician Schuman said “A piano does not make an orchestra.” An epic and harmonious orchestra requires many musical instruments in harmony; on the other hand, in an orchestra, if each instrument just plays freely, the drum beating one way, the trumpet blowing the other way, a certain piano playing while the other staying silent then all the sounds will be discrete and there will be no harmony and no orchestra. This is also the image of the society, people do not only cooperate with each other physically to finish tangible work but also cooperate with each other spiritually to finish intangible work. Each individual is facilitated by society to think but that thinking is only useful when it can bring the society spiritual benefits through language, because the thought in the mind is useless and self-destructive thought. In a village, just one person crying and yelling “Run away, the damn is burst” can immediately become an alarm message from one person to another and save many lives. In a quarter of collective housing units, just a person yelling “Get out now, the house is collapsing” can immediately become an alarm message and save many people. Words are even more important in a court session, even if they are from an old woman or a lady or just a kid, they can become evidence to give the innocent justice and force the sinner to pay for his sins, in this case, that testimony is not simply a word, but a message of justice. The philosopher Mill once said: “The expression of an opinion is like an action which may affect other members of society.”


(an excerpt from the book WE NEED FREEDOM TO BE HUMAN by Paul Nguyen Hoang Duc)


15. CÁ NHÂN LÀ HẠT NHÂN CỦA XÃ HỘI NHƯNG CÁ NHÂN KHÔNG THỂ HIỆN Ý TƯỞNG CỦA MÌNH KHÔNG THỂ LIÊN KẾT XÃ HỘI

(Paul Nguyễn Hoàng Đức)


...Vai trò của mỗi cá nhân là sự cần thiết của mỗi tế bào, mỗi hạt nhân hợp thành xã hội. Vai trò ấy còn phải được đề cao hơn và chú trọng hơn đối với những người có khả năng tư duy, lớn hơn nữa là sản sinh tư tưởng dẫn lối cho những hoạt động của cộng đồng. Người Việt có câu “một người lo bằng một kho người làm”. Cách nói đó đủ để thấy rằng; một người có khả năng tư duy có tầm quan trọng thế nào, đó giống như bộ não chỉ chiếm một tỷ lệ khoảng một phần trăm cơ thể nhưng lại chỉ đạo tất cả mọi hoạt động của cơ thể.

Vai trò của các cá nhân có tư duy là hết sức cần thiết cho cộng đồng, cần thiết gấp bội người khác, bởi thế mỗi cộng đồng nói riêng, nhân loại nói chung, đều phải biết tạo điều kiện cho các cá nhân tư duy, đặc biệt với những người có tư duy cao cả càng phải biết tạo điều kiện để họ tư duy hơn bao giờ hết, tránh bài học thân thể đang tay tự “chặt đầu” mình như bài học với Socrate và Chúa Jesus cùng vô vàn bài học tương tự khác, để rồi chuốc lấy sự dò đường đi trong tối tăm một cách vô minh.


Một cách trực giác, bằng một cái nhìn trực tiếp, con người thường thấy: một hòn đá to một người khiêng không nổi, thì ba người khiêng nổi, nghĩa là khi hợp quần lại con người có khả năng làm được những việc to lớn gấp bội; nhưng ít ai thấy được sự cộng tác về tư tưởng còn tạo ra hiệu quả nâng vọt con người lên gấp nhiều lần. Văn hào Albert Camus diễn tả rằng: không có sự sắp đặt toà lâu đài chỉ là đống đá, có sự sắp đặt thì đống đá hoá toà lâu đài. Sự sắp đặt đó là gì? Có phải mới đầu do một kiến trúc sư vẽ mô hình toà lâu đài, sau khi được nhiều bộ não cân nhắc xét duyệt nó được đem vào thi công, từ các kỹ sư, đến các đốc công và mỗi công nhân đều phải làm việc theo những chi tiết của bản vẽ, cho đến ngày người ta hoàn thành toà lâu đài bằng muôn vàn những hòn đá kích cỡ khác nhau chồng xếp lên nhau.


Toà lâu đài là một vật thể hữu hình còn cần “nguyên liệu tư tưởng” đến vậy, thử hỏi biết bao công việc xã hội phi vật thể của loài người còn cần sự hợp tác của tư tưởng đến đâu? Để trả lời câu hỏi này, nhạc sĩ thiên tài Schuman nói, “Một cây đàn không làm nên giàn nhạc.” Muốn thành thạo một bản nhạc hoành tráng về hoà thanh đòi hỏi nhiều cây đàn, nhiều nhạc cụ cùng hợp tấu; trong một giàn nhạc mà trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, hay cây đàn thì gảy, cây đàn thì im tiếng sẽ tạo thành những âm thanh rời rạc, không thể nào hợp tấu thành: khúc đại toàn tấu. Đó cũng là hình ảnh của xã hội, người ta không chỉ hợp tác với nhau làm những việc chân tay thấy ngay trước mắt mà còn hợp tác ngay cả trong tinh thần để liên kết thành những việc không thấy ngay. Mỗi cá nhân được xã hội tạo điều kiện để tư duy nhưng sự tư duy đó chỉ có ích khi nó phóng chiếu vào xã hội hiệu lực của tinh thần qua ngả ngôn ngữ, bởi lẽ tư duy nằm sâu trong đầu là một tư duy vô ích, vô dụng và chẳng khác gì tự tiêu huỷ như cái chết.


Trong một làng quê, chỉ cần một người kêu lên “hãy chạy đi, đê vỡ rồi!” lập tức nó trở thành thông điệp báo động từ người này truyền sang người kia và giúp ích cứu sống nhiều người,” trong một khu tập thể, nếu có người kêu “ra ngay, nhà sập đấy” lập tức nó cũng là thông điệp để cứu nhiều người, lời nói còn đặc biệt quan trọng hơn nếu trong một phiên toà, dù là lời của một bà già, một thiếu phụ, hay đứa bé con, nó trở thành nhân chứng trả lại công bằng cho ai đó và bắt kẻ có tội phải đền tội, lời làm chứng đó không chỉ đơn giản là lời nữa, mà nó là: thông điệp của công lý.


Triết gia Mill đã chỉ ra: “Sự thể hiện một ý tưởng là một hành động nó gây ảnh hưởng đến những thành viên của xã hội” (The expression of an opinion is for Mill an action which may affect other members of socity.) (59)...

(từ cuốn chuyên luận TỰ DO CHO CHÚNG TA LÀM NGƯỜI của Nguyễn Hoàng Đức)


0 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page